Các cổ phiếu dầu khí đã chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những diễn biến của giá dầu thế giới. Các mã như GAS, PVD, PVS, PGS, PVC… đều đã chìm trong sắc đỏ.



Phiên giao dịch hôm nay, nhóm cổ phiếu dầu khí đã khởi đầu cho những diễn biến tiêu cực của thị trường. Áp lực bán ở nhóm cổ phiếu này về cuối phiên tiếp tục dâng lên mức cao đã khiến đà giảm của các cổ phiếu này bị nới rộng đáng kể. Các cổ phiếu như GAS, PVD, PVS, PVC… đều đồng loạt giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch, GAS giảm 1.700 đồng xuống 46.500 đồng/CP. PVD giảm mạnh 1.300 đồng xuống 25.500 đồng/CP. PVC giảm 600 đồng xuống 14.900 đồng/CP.



Bên cạnh đó, nhiều cổ phiếu trụ cột trên thị trường như BID, MSN, VIC, KDC, AAA, SCR… cũng đã chìm trong sắc đỏ.







Giao dịch trên thị trường phiên diễn ra có phần không sôi động như phiên trước, tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn ở mức khá cao. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 3.200 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận vẫn góp công lớn với 570 tỷ đồng. Đáng chú ý, MBB có giao dịch thỏa thuận 10,5 triệu cổ phiếu, ở mức giá tham chiếu, trị giá 154,35 tỷ đồng.



Trong khi đó, HNG tăng sát trần lên mức 9.400 đồng/CP và có khối lượng khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 13,4 triệu đơn vị. Trong khi đó, HAG giảm nhẹ 100 đồng xuống 8.300 đồng/CP và cũng khớp lệnh hơn 9,18 triệu đơn vị.







Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 3,94 điểm (-0,68%) xuống 574,04 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 169 mã giảm và 71 mã đứng giá.



Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,37 điểm (-0,46%) xuống còn 79,63 điểm. Toàn sàn có 79 mã tăng, 125 mã giảm và 176 mã đứng giá.



Trên sàn UPCoM, giao dịch mạnh nhất bao gồm các cổ phiếu PFL, PTK và MSR. Trong đó, PFL và PTK đã tăng kịch trần. Đáng chú ý, sau 3 phiên tăng trần liên tiếp, VGG kết thúc phiên giao dịch ngày 15/3 với mức tăng 4.700 đồng lên 78.000 đồng/CP.



Chốt phiên, chỉ số UPCoMIndex tăng 0,26 điểm (0,5%) lên 52,43 điểm. Toàn sàn có 47 mã tăng, 44 mã giảm và 180 mã đứng giá. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 7,5 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 80 tỷ đồng.

------------------------------------------

Về cuối phiên sáng, áp lực bán bất ngờ tăng lên mức cao và sắc đỏ đa lan rộng tới khắp các cổ phiếu trụ cột trên thị trường. Trong đó, các cổ phiếu dầu khí như GAS, PVD, PGS, PVC, PVS… đều đồng loạt giảm giá mạnh và gây ra áp lực khá lớn lên hai chỉ số. Trong đó, GAS giảm mạnh 1.100 đồng xuống 47.100 đồng/CP. PVD giảm 700 đồng xuống 26.100 đồng/CP. PVS giảm 500 đồng xuống 16.500 đồng/CP.



Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn trên thị trường như BID, CTG, VCB, VIC, MSN, KDC, VND, NTP… cũng ‘ngụp lặn’ trong sắc đỏ.



Phiên sáng nay, thị trường vẫn còn le lói sắc xanh đến từ một vài cổ phiếu trụ cột khác là VNM, FPT, ACB, SHB… Trong đó, VNM tăng mạnh 2.000 đồng lên 137.000 đồng/CP tuy nhiên, nỗ lực của VNM là chưa đủ để duy trì sắc xanh của chỉ số VN-Index do áp lực giảm từ từ các cổ phiếu trụ cột nói trên là quá lớn.







Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, cặp đôi HAG và HNG đã có những biến động khá khó lường ở phiên sáng. Sau khi giảm khá mạnh, hai mã này đã có sự hồi phục đáng kể trở lại. HAG chỉ còn giảm 100 đồng xuống 8.300 đồng/CP và khớp lệnh hơn 7,5 triệu đơn vị. Trong khi đó, HNG bật tăng mạnh 300 đồng lên 9.200 đồng/CP và khớp lệnh mạnh nhất thị trường, đạt hơn 11 triệu đơn vị.



Trên thị trường UPCoM, hai cổ phiếu PTK và KTB đều tăng kịch trần ngay trong phiên giao dịch đầu tiên tại sàn này. Trong khi đó, sau 3 phiên tăng liên tiếp kể từ khi giao dịch tại UPCoM, VGG vẫn tăng 4.700 đồng lên 78.000 đồng/CP.



Giao dịch trên thị trường phiên sáng nay vẫn diễn ra khá sôi động. Tổng giá trị giao dịch trên HOSE và HNX đạt hơn 1.700 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm hơn 200 tỷ đồng. Mã CII có thỏa thuận 3 triệu cổ phiếu, trị giá 69 tỷ đồng. HQC cũng có thỏa thuận 3,6 triệu cổ phiếu, trị giá 24,48 tỷ đồng.



Kết thúc phiên sáng, chỉ số VN-Index giảm 2,16 điểm (-0,37%) xuống còn 575,82 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 153 mã giảm và 98 mã đứng giá.



Chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,25 điểm (-0,31%) xuống 79,76 điểm. Toàn sàn có 56 mã tăng, 116 mã giảm và 208 mã đứng giá.



Chỉ số UPCoMIndex tăng 0,07 điểm (0,13%) lên 52,24 điểm. Toàn sàn có 34 mã tăng, 29 mã giảm và 208 mã đứng giá.

-----------------------------------------



Sau phiên giao dịch với sự đột biến về thanh khoản và chỉ số VN-Index chưa thể vượt qua mốc 580 điểm, thị trường bước vào phiên giao dịch mới với tâm lý tương đối thận trọng. Trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình giá dầu thế giới. Hiện tại, các cổ phiếu như GAS, PVD, PXS, PVS, PGS, PVC… đều đã chìm trong sắc đỏ. GAS đang giảm 600 đồng xuống còn 47.600 đồng/CP. PVD giảm mạnh 800 đồng xuống 26.000 đồng/CP. PVC giảm 400 đồng xuống 15.100 đồng/CP. Được biết, giá dầu phiên 14/3 giảm 3% do lo ngại đà hồi phục trong 6 tuần qua không phải do các yếu tố cơ bản khi lượng dầu lưu kho của Mỹ tiếp tục tăng và Iran tuyên bố chưa tham gia vào thỏa thuận đóng băng sản lượng.



Bên cạnh đó, khá nhiều cổ phiếu lớn khác trên thị trường là BID, BVH, VCB, LAS, NTP… cùng đồng loạt giảm giá và tạo áp lực rất lớn lên hai chỉ số.



Đáng chú ý, cặp đôi HAG và HNG đang thu hút được sự chú ý rất lớn của các nhà đầu tư. Hôm qua, HAG đã công bố BCTC hợp nhất quý IV/2015 với mức lỗ 588 tỷ đồng. Trong khi đó, một thông tin không mấy tích cực đối với cổ phiếu HAG và HNG cũng được đưa ra là HoSE cho biết CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG-HoSE) là tổ chức có liên quan của HNG đã đăng ký bán 14.202.500 cổ phiếu HNG. Ngày đăng ký bán là từ ngày 15/02/2016. Dù đã hoàn tất giao dịch này nhưng HAGL không báo cáo kết quả hoàn tất giao dịch. Hiện tại, HAG đang giảm mạnh 200 đồng xuống 8.200 đồng/CP và khớp lệnh hơn 3,3 triệu đơn vị, còn HNG tuy chịu lực bán mạnh nhưng lực cầu cũng dâng cao và giúp HNG chỉ còn giảm nhẹ 100 đồng xuống 8.800 đồng/CP và khớp lệnh hơn 2,8 triệu đơn vị.



Sau khoảng 30 phút giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 1,51 điểm (-0,26%) xuống 576,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 26,8 triệu cổ phiếu, tương ứng hơn 309 tỷ đồng.



Chỉ số HNX-Index cùng thời điểm tăng 0,13 điểm (0,16%) lên 80,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 7,7 triệu cổ phiếu, tương ứng trên 87,7 tỷ đồng.


<table align="center" border="0" cellpadding="1" cellspacing="1" style="width: 560px;">
<tbody>
<tr>
<td style="">

Các thông tin hỗ trợ cho đà tăng của thị trường, theo VCBS, vẫn tương đối hạn chế. Trong khi những thông tin cũ đang giảm dần hiệu ứng tích cực, thị trường cũng tiến đến gần hơn các ngưỡng cản tâm lý quan trọng. Kéo theo đó, tâm lý thận trọng bao trùm và dấu hiệu chốt lời tại các cổ phiếu penny và midcap xuất hiện mạnh dần lên.



VCBS khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục thận trọng theo dõi thị trường và giữ tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt ở mức cân bằng. Trong bối cảnh dòng tiền lớn chưa chảy vào một/một vài dòng cổ phiếu trụ cột, nhà đầu tư chỉ nên kỳ vọng lợi nhuận vừa phải và tập trung tại các cổ phiếu có câu chuyện riêng như kết quả kinh doanh quý 1/2016 khả quan, nới room, ....
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p>
</p>

Bình Minh
<p>
</p>




Theo stockbiz.vn