Nếu cổ phiếu của Vinamilk luôn được các nhà đầu tư săn đón nhờ khả năng sinh lợi và tăng trưởng nhanh, thì giá cổ phiếu VNM ở mức đỉnh so với mức đáy trong 10 năm qua tăng khoảng 500%. Bội chi ngân sách Việt Nam cũng đang tăng suýt soát mức tăng thị giá của VNM.



Chi tăng nhanh



Nghe có vẽ khập khiễng khi đem mức tăng trưởng thị giá cổ phiếu của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) – ai nắm giữ nó cũng mát lòng để so sánh với mức tăng bội chi ngân sách nhà nước – ai nghe cũng thấy mặn chát.



Nhưng 10 năm qua, các doanh nghiệp như VNM đang tiến nhanh hơn đến việc kiểm soát chặt chi phí, chủ động quản lý chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tích lũy để phục vụ quá trình tái đầu tư thì ngân sách Việt Nam phải đối mặt với tình trạng dù thu ngân sách tăng nhanh cũng không đuổi kịp mức tăng chi.


<div style="text-align: center;">
</div>





Kết quả là những năm chi (chỉ tính tổng chi thường xuyên, chi đầu tư và chi trả nở) tăng nhanh hơn thu, bội chi NSNN sẽ vượt mức trần 5%GDP. Trong đó giai đoạn quyết toán 2006 – 2013, tăng chi thường xuyên giao động trong khoảng 17% -29%; tăng chi đầu tư biến động từ 1% - 52%.




<div style="text-align: center;">
</div>





Dĩ nhiên, chi tăng có thể được giải thích là nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, cải cách, nhưng một thái cực khác cho thấy rằng ngân sách đang phải “gồng mình” trả nợ và kỷ luật tài khóa quá lỏng lẻo, năng lực dự báo, xây dựng kế hoạch ngân sách hạn chế khiến nó ngân sách khó thoát khỏi vòng lẩn quẩn nợ và bội chi ngân sách.




<div style="text-align: center;">
</div>



Áp lực nợ và chi phí vay cao



Những năm trở lại đây nợ công liên tục được giới nghiên cứu nhắc đến như một lời cảnh báo về khả năng vượt ngưỡng an toàn. Theo công bố mới nhất của Chính phủ dự nợ công của Việt Nam đã lên đến 2,7 triệu tỷ đồng tương đương khoảng 120 tỷ USD, tăng gấp 2 lần số dư năm 2011.

Tuy nhiên, một thực tế khác bên trong con số nợ từ báo cáo ngân sách cho thấy chi phí vay nợ của Việt Nam tăng lên nhanh hơn từ năm 2011. Bởi chi phí trả lãi vay giai đoạn 2011 – 2015 tăng hàng năm khoảng từ 23,3% đến gần 34%/năm. Từ năm 2013 ngân sách sách phải trả lãi vay còn cao hơn cả trả nợ gốc.


<div style="text-align: center;">
</div>



Mức thâm hụt ngân sách cao, nợ công tăng nhanh và dư nợ trên GDP cùng với việc Việt Nam “thoát khỏi” các nước nghèo, chi phí lãi vay chắc chắn sẽ còn tăng trong tương lai, đó là chưa tính đến khả năng chia nhỏ khoản vay để tránh sự kiểm soát của Quốc hội (nếu có) cũng có thể khiến Chính phủ phải chấp nhận một chi phí vay cao hơn mức bình thường.



Với gánh nặng nợ nói trên, nếu Chính phủ không có cải cách một cách nghiêm túc trong chi tiêu và quản lý nguồn thu bội chi ngân sách sẽ tiếp tục tăng và ở mức cao là khó tránh.


HỒNG QUÂN





<div>




</div>

Theo stockbiz.vn