Hà Giang, với vẻ đẹp hùng vĩ của mảnh đất án ngữ nơi địa đầu Tổ quốc, đã trở thành niềm khao khát chinh phục của biết bao thế hệ người Việt. Du lịch Hà Giang vẫn được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hồng rực cao nguyên đá, nhưng phải ai đã đi mới biết – Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng để chinh phục. Nhưng khong chỉ là tam giác mạch, Hà Giang còn hút hồn du khách với nhiều địa điểm mang cảnh sắc tuyệt đẹp thu hút lòng người. Cùng [replacer_a] khám phá những địa điểm du lịch Hà Giang

Chùa Sùng Khánh

Chùa Sùng Khánh còn gọi là chùa làng Nùng, tọa lạc trên đỉnh một quả đồi ở bên bờ phải dòng sông Lô thuộc thôn Nùng, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị xã Hà Giang 9km.
Chùa cũ vốn là một công trình thờ Phật từ đời Trần quí hiếm trên miền Thượng du còn sót lại, khung đỡ được làm bằng gỗ, lợp lá, dựng vào năm 1356, nhưng đã bị đổ nát từ lâu. Ngôi chùa hiện nay được nhân dân nơi đây người góp công người góp của xây dựng vào năm 1989, tọa lạc trên nền ngôi chùa cũ nhưng nhỏ và thấp hơn. Chùa có kiến trúc đơn giản, xây dựng theo hình chữ “Nhất”, chỉ gồm một gian chánh điện diện tích 26m2, cao 4.3 với một cửa chính và hai cửa phụ ở hai bên, vách gạch, lợp ngói có tường bao quanh.

Hoàng Su Phì

Nếu bạn có ý định đi ngắm Hà Giang mùa lúa chín, bạn nên chuẩn bị kỹ lưỡng, bởi cung đường lên các huyện khá xa và nguy hiểm. Nhiều bạn lựa chọn cách đi ôtô hoặc tàu lên các tỉnh miền núi, rồi thuê xe máy đi lại. Các huyện như Hoàng Su Phì, Xín Mần dự kiến sẽ chín vào giữa tháng 10, một số xã xa có thể còn lúa chín tới cuối tháng 10. Không chỉ hấp dẫn du khách trong nước, nhiều du khách quốc tế cũng lặn lội tìm đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo này. Những nghệ sỹ nhiếp ảnh coi đây là địa điểm du lịch Hà Giang lý tưởng để sáng tạo nghệ thuật…
Bên cạnh những điểm du lịch Hà Giang nói trên, khi đến đây bạn nên tới thăm những điểm độc đáo khác như: Đèo Mã Pì Lèng, Hồ Noong, Làng Dệt Lanh Lùng Tám, Dinh nhà họ Vương… các điểm dừng chân ven đường, những ruộng Hoa Cải, vườn Hoa Mận trắng muốt. Chắc chắn rằng, mỗi chuyến du lịch Hà Giang của bạn sẽ là những trải nghiệm thật đáng nhớ.

Khu di tích kiến trúc nhà Vương:


Kiến trúc đẹp, hiếm có và rất độc đáo để nói về công trình này. Hiện nay công trình kiến trúc này đã được nhà nước công nhận là điểm kiến trúc nghệ thuật Quốc Gia cần được lưu giữ, với những tinh xảo trong đường nét hoa văn. Dinh thự được xây và bảo vệ bởi hai bức tường thành xây bằng đá, bề dày trong khoảng 50cm đến 90m, còn độ cao từ 2,5 – 3m. Giữa 2 tường thành trồng cây rộng tới 45m. Tổng cộng có 10 ngôi nhà, tất cả các ngôi đều làm bằng gỗ quý…

Chợ tình Khâu Vai

Đây là một phiên chợ tình độc đáo của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Từ ngày hôm trước, lều quán đã được dựng khắp thung lũng, nhưng nhiều nhất vẫn là những quán rượu ngô, thắng cố, nơi dừng chân đầu tiên của các cặp tình nhân trẻ cũng như già, mới cũng như cũ. Và cũng ngay từ chiều hôm trước, nhiều cặp vợ chồng, tình nhân vì đường xa, đã “xôi đùm, ngô nắm” lên yên ngựa, hoặc thong thả theo đường núi cho kịp chợ tình trong tiếng khèn, tiếng hát réo rắt suốt ngày đêm không tắt trên các triền núi xa xa dẫn đến Khau Vai ngày chợ.
Cuộc sống ở vùng núi cao thường là rất buồn tẻ. Cả năm mới có một phiên chợ, lại là phiên chợ tình, bởi vậy, có nhiều gia đình cả bố, mẹ, con dâu, con trai dắt díu nhau đến chợ vui như chảy hội. Thậm chí có nhiều cặp vợ chồng lấy nhau từ hơn chục năm nay, đã có với nhau bốn mặt con và sống cách chợ Khau Vai gần hai ngày đường cũng lặn lội đến đây tìm niềm vui..
Bóng chiều chạng vạng bắt đầu đổ xuống thung lũng Khau Vai trong thanh âm nhộn nhịp tiếng nói cười, đi lại, gọi nhau và cả tiếng lục lạc, vó ngựa của phiên chợ lúc nào cũng nhộn nhịp đông vui nhất. Đó đây trong các lều quán bắt đầu xuất hiện những cặp tình nhân ngồi sát bên nhau, vừa chụm đầu trò chuyện vừa nhắm thức ăn và…uống rượu. Rượu được rót tràn bát, như tình cảm của người vùng cao lúc nào cũng lai láng không bến bờ. Họ uống cho ngày gặp lại sau một năm xa cách, có thể đằng đẵng, đầy nhớ nhung, đến khi nào không thể uống và không nên uống nữa, họ sẽ dắt tay nhau ra ngọn núi phía xa xa kia để tự tình thâu đêm đến sáng mới trở về với vợ, chồng mình.
Những người già nhất xã Khau Vai bây giờ cũng không ai biết chợ tình Khau Vai có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, từ lúc còn để chỏm họ đã thấy có chợ tình rồi. Truyền thuyết bắt nguồn phiên chợ là câu chuyện tình của một người con trai H’Mông và một người con gái Giáy yêu nhau. Song, tình yêu của họ đã gây ra ra hiềm khích giữa hai bộ tộc. Để tránh cuộc đối đầu đẫm máu, họ buộc phải xa rời nhau. Tuy nhiên, chàng trai và cô gái thề nguyền rằng, dù không lấy được nhau và phải lập gia đình với người khác thì mỗi năm họ sẽ gặp nhau một lần vào đêm 26/3 tại chợ Khau Vai bây giờ. Chợ tình Khau Vai được hình thành từ đó, mới đầu chỉ là nơi hẹn hò của những người đã lỡ dở tình duyên với nhau và là đêm chợ truyền thống của người dân tộc H’Mông, nhưng sau đó được các dân tộc khác hưởng ứng. Đến bây giờ Khau Vai đã trở thành phiên chợ hẹn hò, tìm kiếm tình yêu của tất cả mọi người từ thanh niên cho đến người đã có gia đình.
Phiên chợ tình Khau Vai càng về đêm càng trở nên sâu lắng, chỉ có tiếng trò chuyện thì thầm và tiếng khèn, tiếng hát réo rắt gọi bạn tình vang lên từ những ngọn núi, đồi xa xa. Du khách dẫu một lần đến với chợ tình Khau Vai hẳn sẽ không quên được những giây phút đầy thi vị này.