Vì lý do gì mà năm 2014, năm mà các website chuyên về elearning đang thi nhau mọc lên ở Việt Nam, lại có một thầy giáo online vẫn chỉ nghĩ đến việc dùng youtube, skype, yahoo để dạy học. Liệu có phải các website elearning Việt Nam tuy nhiều đấy, nhưng vẫn chưa đáp ứng được đúng nhu cầu sử dụng của thầy cô?


[IMG]//images.tienphong.vn/Uploaded/quangcao/2014_11_04/1_TUWW.jpg.ashx?w=440&h=250&crop=auto[/IMG]
Thầy giáo Đinh Tiến Nguyện giảng bài online



Bài toán cho người thầy online
Cách đây không lâu, trong thế giới internet nổi lên một chàng trai 26 tuổi tên Đinh Tiến Nguyện, không phải dân sư phạm “xịn”, nhưng lại gây sốt trên cộng đồng mạng bằng những clip bài giảng tự quay và chia sẻ trên youtube. Bằng những bài giảng miễn phí và sự hướng dẫn tận tình trên youtube, skype, yahoo, Nguyện đã giúp đỡ được rất nhiều học sinh trên khắp cả nước và được học sinh yêu mến gọi với cái tên “người thầy online”. Đây thực sự là một câu chuyện vui và ý nghĩa xét từ góc độ giáo dục nói chung. Tuy nhiên, đứng ở góc độ những người làm elearning, đây lại là một câu chuyện khiến người ta phải trăn trở suy ngẫm. Câu hỏi đặt ra cho những người làm elearning là:Vì lý do gì mà năm 2014, năm mà các website chuyên về elearning đang thi nhau mọc lên ở Việt Nam, lại có một thầy giáo online vẫn chỉ nghĩ đến việc dùng youtube, skype, yahoo để dạy học. Liệu có phải các website elearning Việt Nam tuy nhiều đấy, nhưng vẫn chưa đáp ứng được đúng nhu cầu của thầy cô?
Lần mò tìm hiểu qua các website elearning Việt Nam, câu trả lời phần nào được sáng tỏ. Có thể thấy tất cả các website elearning hiện tại đều đang rất “đóng”đối với giáo viên. Trên mỗi website chỉ có một số ít giáo viên tham gia giảng dạy, chủ yếu là các giáo viên đã có tiếng do chính ban quản trị website chọn lọc và mời về. Hocmai.vn – website học trực tuyến khá lâu đời ở Việt Nam - có 72 thầy cô tham gia cộng tác, nhưng thực tế trong thời điểm hiện tại chỉ có 30 thầy cô có bài giảng, moon.vn có 7 thầy cô, tuyensinh247.com có 8 thầy cô. Một số website cũng mở cho đông đảo giáo viên tham gia như violet.vn nhưng thực chất đây chỉ là một thư viện để giáo viên đăng bài giảngchứ chưa có sự hỗ trợ để giáo viên tương tác với học sinh như một lớp học thực sự. Với tình trạng như vậy, thật dễ hiểu khi những giáo viên chưa có tiếng tăm như Nguyện muốn giảng dạy trực tuyến chỉ có cách dùng youtube, skype hay yahoo.
Theo Tiến sĩ Toán học Phạm Sỹ Nam – giáo viên Toán THPT Chuyên Phan Bội Châu – cũng là một giáo viên đã tham gia giảng dạy online miễn phí: “Một vấn đề củaE-learning Việt Nam là chưa có được môi trường lí tưởng để giáo viên tham gia.Các trang dạy online thường mời trực tiếp một số giáo viên nhất định,do đó chưa có “đất dụng võ” và cơ hội mở cho tất cả các giáo viên tự do thể hiện”.
Đáp án thế giới đã giải
Trên thế giới, bài toán “người tài chưa có đất dụng võ” mà Tiến sĩ Nam đưa ra đã được giải quyết bởi sự ra đời của Udemy - website cho phép bất kỳ ai cũng có thể tự tay đăng tải bài giảng và mở một khóa học trực tuyến với nhiều tính năng hỗ trợ cho học sinh như làm bài kiểm tra, thảo luận với giáo viên và học viên khác cũng như các tính năng hỗ trợ cho giáo viên như thống kê điểm số, thống kê mức độ hoàn thành khóa học của học viên. Tính đến nay, Udemy đã có hơn 4 triệu học viên, hơn 10000 giáo viên, và cung cấp hơn 18000 khóa học trên mọi lĩnh vực. Theo Mashable (trang tin công nghệ, xã hội uy tín của Mỹ), Udemy đã trở thành một đối thủ xứng tầm với các lớp học truyền thống, và đang chứng tỏ mình là một công cụ hữu ích cho giáo viên và học sinh trong mọi môn học.
Đi tìm đáp án của Việt Nam
Dường như cũng muốn trở thành đáp án cho bài toán “người tài chưa có đất dụng võ” ởViệt Nam, cuối tháng 10 vừa qua, Zuni.vn vừa thông báo đã nâng cấp website thành “Cổng giáo dục trực tuyến tương tác mở” theo định hướng như Udemy. Tuy rằng mô hình Udemy đã hoạt động nhiều năm trên thế giới, nhưng ở Việt Nam lại chưa có website elearning nào dám triển khai như Zuni.
Nói về cái tên“Cổng giáo dục trực tuyến tương tác mở”, ban quản trị dự án giải thíchchữ “mở” ở đây thứ nhất, hàm ý mở cho mọi đối tượng làm bài giảng, nghĩa là bất cứ ai cũng có thể tự do tạo một khóa học chất lượng trên Zuni; thứ hai, chữ “mở” ở đây còn có nghĩa là kiến thức giảng dạy được mở ra trên mọi lĩnh vực kể cả kỹ năng sống và chuyên môn; thứ ba, chữ “mở” có hàm ý khuyến khích thầy cô giáo hãy sáng tạo nhất trong việc thiết kế bài giảng và tương tác với học sinh; và cuối cùng, chữ “mở” thể hiệnrằng đây là nơi mọi học sinh, sinh viên và cả người đi làm trên khắp cả nước đều có thể tìm đến để học tập.

[IMG]//images.tienphong.vn/uploaded/quangcao/2014_11_04/2_nbog.jpg?width=500[/IMG]

Giao diện website Zuni.vn

Với vai trò tiên phong cho cách làm elearning trên diện rộng này, Zuni chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn.Tuy nhiên nếu thành công, Zuni sẽ là một nhân tố quan trọng làm thay đổi nhịp độ tăng trưởng của elearning Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội cho những giáo viên online như thầy Nguyện





Theo tienphong.vn