Theo quan niệm của người Hà thành, Hồ Tây là linh khí “rồng cuộn, hổ ngồi”, quy tụ nhiều điểm hẹn văn hóa, tâm linh lớn như Phủ Tây hồ, chùa Trấn quốc, đền Quán Thánh,… Chính vì vậy, nếu an cư tại đây cư dân sẽ có cuộc sống viên mãn, hạnh phúc đâm chồi, công danh tấn tài tấn lộc.

>>> Xem thêm [replacer_a]

Năm 2014, trong Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND thành phố Hà Nội, khu vực Hồ Tây được hoạch định để trở thành trục không gian lịch sử, văn hóa, cảnh quan lớn của Thủ đô. Trong đó, khu vực trọng tâm sẽ là bán đảo Quảng An – Sông Hồng và Thành Cổ loa, với các tuyến đường quan trọng như: vành đai 2 đi Nhật Tân, tuyến đường xung quanh Hồ Tây,… được xây dựng không gian cảnh quan mở, có nhiều điểm nhìn rộng.



Với định hướng này, cư dân tại các khu đô thị, cụm cư dân quanh Hồ Tây không chỉ được thừa hưởng không gian sống trong lành, hạ tầng xã hội đồng bộ mà còn có thêm lợi thế về giao thông khi mật độ phương tiện thấp, được kiểm soát chặt chẽ. Cư dân sinh sống tại khu vực Hồ Tây có thể di chuyển dễ dàng tới trung tâm thành phố bằng nhiều tuyến đường nhưng vẫn được tận hưởng và bao bọc bởi một khuôn viên xanh rộng lớn.

>>> Tham khảo thêm [replacer_a]

Cũng theo quy hoạch, UBND thành phố Hà Nội sẽ dành tới 60% diện tích tại khu vực Hồ Tây cho không gian xanh và mặt nước. Cũng chính vì điều này mà rất nhiều khách hàng, trong đó có cả Việt kiều và người nước ngoài rất ưa thích sống xung quanh khu vực Hồ Tây. Các biệt thự, các khu căn hộ cao cấp cho thuê luôn đạt giá cho thuê và tỷ lệ lấp đầy cao bậc nhất Hà Nội. Theo nghiên cứu mới nhất về thị trường cho thuê, hiện nay khu vực này có khoảng 950 phòng, tỷ lệ thuê, công suất thuê rất tốt, đạt mức 82%.


Theo Xaluan.