Với cấu trúc đồng tâm, Hóa học là môn học mà kiến thức có sự xâu chuỗi giữa các phần, các lớp, vì vậy không nắm được hệ thống những khái niệm và lý thuyết cơ bản nhất định sẽ không thể học tốt môn Hóa.

Đó là lời khuyên của cô giáo Vũ Thị Lành - Trung tâm GDTX B Ý Yên (Nam Định) cho các thí sinh trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Để học tốt môn Hóa, theo cô Lành, học sinh cần xác định đúng đắn phương pháp học, nội dung học và có “chiến thuật” học phù hợp. Cụ thể, cần nắm chắc những vấn đề sau:

Về kiến thức
Nắm chắc các công thức tính toán. Trong Hóa học số lượng công thức cần phải nhớ ít, chủ yếu có các công thức tính số mol, công thức tính nồng độ dung dịch...
Nhớ phương trình hóa học: Đây có thể nói là yếu tố làm nên môn Hóa học. Trong hóa học có rất nhiều phản ứng, cách học dễ nhất, nhớ lâu nhất là học các phương trình ở dạng tổng quát.
Ví dụ: Phản ứng của axit với bazơ: axit + bazơ --> Muối + H<sub>2</sub>O từ các chất cụ thể có thể viết được các công thức muối dựa vào hóa trị của kim loại và hóa trị của các gốc muối.
Còn những phản ứng cùng xảy ra giữa hai chất giống nhau nhưng ở điều kiện khác nhau tạo ra sản phẩm khác nhau thì không có cách nào khác là phải nhớ.
Phải học tốt phần lý thuyết, hiểu rõ bản chất hiện tượng hóa học vì lý thuyết chiếm phần lớn số điểm trong các bài thi. Ngoài ra, trong phần bài toán, nếu không nắm chắc lý thuyết phán đoán sai sản phẩm phản ứng thì cũng không giải toán được.
Thí sinh cũng cần nắm được các phương pháp giải nhanh và áp dụng thuần thục. Các phương pháp giải nhanh giúp học sinh phát triển tư duy logic, khả năng tư duy nhanh, vận dụng kiến thức nhanh và hiệu quả.
Thực tế có những bài toán nếu chỉ nhớ phương trình phản ứng và tính theo phương trình phản ứng thì không thể giải quyết được mà bắt buộc phải áp dụng các phương pháp giải nhanh.
Thí sinh đồng thời nên nhớ phân loại từng dạng bài tập hóa học, nắm chắc phương pháp giảicủa từng dạng trên cơ sở đó luyện tập để có kỹ năng giải quyết nhanh chóng vấn đề.
Về phương pháp học tập môn Hóa
Học sinh phải xác định rõ thời gian học tập dành cho bộ môn, xác định nội dung trọng tâm của từng phần học từ đó phân bố thời gian hợp lý.
Với môn Hóa học, lượng kiến thức lớn yêu cầu khả năng ghi nhớ tỉ mỉ nên học sinh cần có sự nhạy cảm, chú ý ngay khi nghe giảng, đọc thêm nhiều và phải có kỹ năng ghi chép.
Mỗi học sinh nên tự chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay để kịp thời ghi chép lại những vấn đè kến thức mình cho là hay, trọng tâm, đôi khi là những lời giải thích của thầy cô về một vấn đề nào đó... để khi cần, chỉ cần mở ra là sẽ nhớ...
Trong quá trình tự học, nên sử dụng phương pháp lập bản đồ tư duy (tự mình xây dựng được là tốt nhất vì sẽ nhớ lâu, nếu không thì có thể tham khảo của bạn khác hoặc thầy cô); tóm tắt toàn bộ những gì đã học bằng sơ đồ, điều này giúp việc ghi nhớ dễ dàng hơn và nhớ theo một hệ thống, rất có ích cho việc học những bài tương tự.
Làm nhiều bài tập tương tự: Với dạng bài trắc nghiệm lý thuyết với mỗi đáp án phải xác định rõ tại sao đúng? tại sao sai? và khắc phục đáp án sai như thế nào? Việc này giúp thí sinh khác sâu kiến thức và hiểu được bản chất của vấn đề.
Chăm chỉ học lý thuyết và chăm chỉ thắc mắc, không thầy cô nào khó chịu hay ghét học sinh chỉ vì học sinh hỏi bài nhiều mà ngược lại, các thầy cô sẽ rất vui nếu được hỏi. Vì vậy nếu có vấn đề bế tắctrong quá trình học thì phải nhờ thầy cô và bạn bè giúp đỡ.
Cuối cùng, thí sinh nên rèn cho mình kỹ năng bấm máy tính nhanh và chính xác.
Theo Hải Bình

Giáo dục & Thời đại



















Thẩm mỹ Hàn Quốc









Theo tienphong.vn