Huế nổi tiếng với những địa điểm du lịch mang dấu ấn của thời gian: rêu phong, cổ kính, như chứa đựng những gì còn xót lại của thời xa xưa. Nếu bạn đang tìm những nơi mang vẻ đẹp hoài niệm, những nơi dường như vẫn ôm ấp, để lưu giữ lại chút gì đó để thời gian không thể xóa nhòa đi tất cả, thì hãy tìm đến những địa điểm sau của Huế nhé!

Chùa Thiên Mụ

>>> Chi tiết: [replacer_a]

Nằm ở tả ngạn của sông Hương, trên ngọn đồi Hà Khê thơ mộng, cây xanh phủ dày ngút ngàn, gió mát rượi bốn mùa, cách trung tâm thành phố Huế 5km về hướng Tây, chùa Thiên Mụ nằm giữa một không gian non nước hữu tình, đây đã từng là nguồn cảm hứng của bao tác phẩm thi ca nhạc họa.


Từ bến sông Hương nhìn lên chùa Thiên Mụ, sẽ thấy ngay Tháp Phước Duyên đứng ngay giữa sân, phía trước cổng chùa, oai nghiêm cao vút vươn lên trời xanh. Tháp được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844, hình bát giác cao khoảng 21 mét bao gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có những tượng Phật đặt bên trong.

Phố cổ Bao Vinh

>>> Xem thêm: [replacer_a]


Ngày trước, Bao Vinh nổi tiếng với các nghề thủ công như nghề khảm, nghề thợ nề, làm gạch, ngói và dệt vải mặt nhỏ, cấn xà cừ, nghề làm bột. Từ khi kinh đô thất thủ thì các nghề dần trở nên mai một. Phố cổ Bao Vinh lúc trước còn được 39 ngôi nhà có tuổi từ 150 đến 200 năm tuổi nhưng đến nay đã bị thời gian mài mòn, chỉ còn lại 15 ngôi nhà cổ nằm cạnh những ngôi nhà cao tầng. Những lớp mái ngói âm dương hay tường thành bao phủ đều đã bị màu của thời gian bám đóng. Đi dưới các ngôi nhà ở Phố cổ Bao Vinh cũng cho bạn cảm giác gần giống Phố cổ Hội An. Tuy các nghề như trên bị mai một nhưng hiện nay địa phương vẫn cố phục hồi lại các làng nghề truyền thống như phường mộc, khảm, làm hương, làm nón cả về nhạc lễ, nhạc đình.

Cồn Hến


Cồn Hến được hình thành bởi sự bồi lấp của đất và phù sa. Sông Hương đoạn chảy qua Kinh thành Huế lên trên phía bắc, về đến hạ lưu ra biển lại chia làm hai nhánh, với Cồn Hến ở giữa. Nhánh bên trái chảy qua địa phận các phường Phú Cát, Phú Hiệp, nhánh bên phải chảy qua phường Vỹ Dạ. Cồn Hến có hình dài theo hướng bắc – nam, gần như chính giữa dòng sông, trùng với đường phân thuỷ. Khởi nguồn chỉ là bãi đất bồi, qua thời gian, Cồn Hến trở thành một hòn đảo, một vùng đất cao, với diện tích 26,4ha.