“Nếu thí sinh không tỉnh táo lựa chọn trường phù hợp, trên mức điểm sàn khá cao vẫn có thể trượt đại học”, ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay.


[IMG]//images.tienphong.vn/Uploaded/tiendung/2015_07_30/thap_thom_truot_dai_hoc1_DXSO.jpg.ashx?w=440&h=250 &crop=auto[/IMG]
Thí sinh có điểm trên mức điểm sàn khá cao vẫn có thể trượt đại học



Chiều 28/7, Bộ GD-ĐT cho biết, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học ở tất cả các khối là 15 điểm.

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, mức điểm vào đại học (15 điểm) không gây khó khăn cho các trường top trên và các thí sinh đạt điểm từ 21 trở lên trong khâu tuyển sinh. Tuy nhiên, thí sinh từ 20 điểm trở xuống vẫn nằm trong top có nguy cơ trượt đại học.
“Nếu thí sinh không tỉnh táo lựa chọn trường phù hợp, trên mức điểm sàn khá cao vẫn có thể trượt đại học”, ông Điền cho hay.
Theo ông Nguyễn Phong Điền, năm nay phổ điểm cao, dàn đều nhưng mức điểm sàn Bộ GD-ĐT đưa ra (15 điểm) hơi thấp. Tuy nhiên, mức điểm này có thể chấp nhận được bởi các trường top dưới, đặc biệt là những trường đại học, cao đẳng mới thành lập sẽ lựa chọn được thí sinh. Hơn nữa, nhu cầu học đại học của hàng trăm ngàn thí sinh cũng cần được đáp ứng.
Đồng quan điểm, ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cũng cho biết, điểm sàn năm nay tương đối thấp so với phổ điểm Bộ GD-ĐT công bố trước đó.
“Có thể đây là một giải pháp khá “an toàn” mà Bộ GD-ĐT đưa ra để tạo nguồn tuyển sinh dồi dào cho các trường đại học top giữa và cuối. Tuy nhiên, điều này cũng gây cho khó khăn các trường và các thí sinh. Do vậy, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ và cập nhật thông tin để tránh tình trạng “điểm cao vẫn trượt”, ông Khuyến nói.
Lý giải về mức điểm sàn do Bộ GD-ĐT đưa ra, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, trên cơ sở chỉ tiêu tuyển sinh, kết quả đạt được của thí sinh, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng đã tìm kiếm giải pháp kỹ thuật, bớt thí sinh ảo và xét số lượng thí sinh thực trúng tuyển ở mức điểm khác nhau.
“Với tính toán như vậy, số lượng đưa ra trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không ảo, số lượng dư là thật”, ông Ga cho hay.
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng cũng đưa ra thuật toán tính toán số lượng bất kỳ em nào trên điểm nguyện vọng xét tuyển đưa vào danh sách trên ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào…
Liên quan chọn trường, chọn ngành của thí sinh, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khuyên: “Các em phải theo dõi thông tin thường xuyên (3 ngày một lần các trường sẽ cập nhật thông tin). Thí sinh cần xem phổ điểm, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, tính toán kỹ, đảm bảo cơ hội trúng tuyển cao”.

Theo Dân Việt



Theo tienphong.vn