TP- Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, một trong những giải pháp có tính bền vững giúp ngăn chặn tình trạng HS bỏ học bởi sự thành công của mô hình sẽ tác động sâu sắc vào tình cảm của HS đối với nhà trường, đối với việc đi học, chính cội rễ của phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực...


[IMG]//images.tienphong.vn/Uploaded/Images/9/6b3/96b3544c55e3d4fa0ca2c25fe9536267.jpg.ashx?w=440&h= 250&crop=auto[/IMG]
Học sinh trường THCS Đống Đa, Hà Nội chơi kéo co trong giờ ra chơi







[IMG]//images.tienphong.vn/uploaded/images/9/6b3/96b3544c55e3d4fa0ca2c25fe9536267.jpg?width=500[/IMG]


Học sinh trường THCS Đống Đa, Hà Nội chơi kéo co trong giờ ra chơi. Ảnh: Quý Hiên



Trường học thân thiện, học sinh tích cực
Ngày 15/5/2008, tại trường THCS Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), GS Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ khởi xướng lễ phát động xây dựng “Trường học thân thiện” trong toàn quốc.
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT và nhiều chuyên gia đây sẽ là một trong những giải pháp có tính bền vững giúp ngăn chặn tình trạng HS bỏ học bởi sự thành công của mô hình sẽ tác động sâu sắc vào tình cảm của HS đối với nhà trường, đối với việc đi học...
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do UNICEF đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Ở Việt Nam, mô hình này đã được xây dựng ở các trường tiểu học nhưng dưới tên gọi “trường học bạn hữu trẻ em”.
Ở cấp THCS, Vụ GD Trung học (Bộ GD&ĐT) cũng đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân thiện tại 50 trường học.
Nhận thức được tác động tích cực do phong trào mang lại, Bộ GD&ĐT đã quyết định tiến hành mở rộng mô hình này ở cấp tiểu học và THCS. Bộ sẽ hỗ trợ trực tiếp cho khoảng trên 200 trường học để các địa phương nhân rộng dần. Vụ Tiểu học, Vụ GD Trung học, Vụ Công tác HSSV, Dự án Phát triển giáo dục THCS II… là những đơn vị được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ phối hợp chỉ đạo thí điểm mô hình này.
Mục đích chủ yếu và ý nghĩa quan trọng nhất của việc xây dựng trường học thân thiện nhằm tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho HS trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của HS; nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện và tinh thần dân chủ.
Tùy tình hình từng địa phương, học sinh sẽ được hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học được tổ chức tốt trong dịp nghỉ hè và trong những năm học tới. Học sinh được vui với những bài hát dân ca, điệu múa truyền thống và những ca khúc mới phù hợp với lứa tuổi. Các em sẽ tham gia chăm sóc các công trình văn hóa lịch sử của đất nước có trên mỗi địa bàn.
Sáng tạo giáo dục
Để tạo cơ chế khích lệ nhà giáo dốc sức vì học sinh, tháng 11/2008 Bộ GD&ĐT phát động cuộc thi Sáng tạo giáo dục cấp THCS.Về mục đích của cuộc thi, TS Trần Đình Châu, Phó Vụ trưởng, Giám đốc Ban điều hành Dự án Phát triển Giáo dục THCS II, Ủy viên Thường trực Ban chỉ đạo phong trào cho biết: “Tiềm năng sáng tạo trong đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên là rất lớn. Lãnh đạo ngành, đặc biệt là Phó Thủ tướng Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân rất quan tâm và muốn tạo điều kiện, cơ hội để phát huy tiềm năng đó, từ tiềm năng tạo ra các sản phẩm có tính sáng tạo và đạt hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục, phù hợp với hoàn cảnh nhà trường”.
Theo thể lệ cuộc thi, đây là một “sân chơi” mở dành cho mọi tập thể, cá nhân trong xã hội. Tuy nhiên, sản phẩm dự thi phải phục vụ quyền lợi cho đối tượng cụ thể: học sinh cấp THCS. Nội dung sản phẩm dự thi phải đáp ứng một hoặc bao gồm các yêu cầu: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của HS ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống; Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; HS tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
Trước đó, để đưa phong trào đi vào chiều sâu, ngày 22/7/2008, Bộ GD&ĐT ban hành chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Nội dung chỉ thị đặt ra năm vấn đề cơ bản: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai gắn với kế hoạch năm học của ngành và của từng trường; kết thúc mỗi năm học đều có đánh giá, khen thưởng, phổ biến điển hình; tổng kết phong trào thi đua vào cuối năm học 2012 - 2013


Viết



Theo tienphong.vn