Đây không phải là thời điểm thuận lợi cho thị trường cổ phiếu toàn cầu và Việt Nam do vậy, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu là hành động nên thực hiện.



Bi kịch từ Paris, Pháp thứ 6 tuần trước (13/11) đã đưa Pháp bước vào cuộc chiến tranh với nhà nước hồi giáo và gây bất ổn lên kinh tế Châu Âu. Điều này cũng gợi nhớ đến sự kiện tương tự ngày 11/9 cách đây 14 năm tại New York cũng đưa Mỹ tham chiến sâu rộng vào Afghanistan và Iraq. Dựa trên nghiên cứu của tổ chức CRS ( Congressional Research Service) về sự kiện 11/9, dưới đây là những ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới trong thời gian tới dựa trên giả định ứng xử tương tự của các quốc gia trong tình huống này:



- Các nguồn lực của nền kinh tế thay vì được sử dụng để tăng trưởng năng lực sản xuất của quốc gia thì nay sẽ được phân bổ nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh. Cụ thể, sau sự kiện 11/9, Tổng thống Bush đã thực thi Aviation and Transportation Security Act (ATSA) nhằm đảm bảo an ninh các chuyến bay, và để tài trợ các hoạt động giám sát này, giá vé và phí đã được tăng lên.



- Các ngân hàng Trung ương có thể bơm tiền ra để đảm bảo thanh khoản và đáp ứng nhu cầu từ người dân và doanh nghiệp. Trong quá khứ, FED đã bơm 100 tỷ $/ngày trong 3 ngày sau sự kiện 11/9 và thêm 90 tỷ $ thông qua việc hoán chuyển (swap) đồng đô la Mỹ với các loại tiền tệ mạnh khác nhằm đảm bảo nhu cầu của các tổ chức nước ngoài. Ngày 17/9, Fed cũng đã hạ lãi suất 0,5 điểm phần trăm.



- Niềm tin của người tiêu dùng có thể suy yếu, ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế.



Về tâm lý đầu tư, phản ứng thị trường sau những sự kiện liên quan đến khủng bố là:



- “Phản ứng một cách tự động mà không cần suy nghĩ” điển hình của nhà đầu tư là bán những tài sản rủi ro cao cho đến khi họ đo lường được kết quả của những sự kiện này.



- Phản ứng thị trường này dường như đang xảy ra quyết liệt tại các thị trường Châu Âu, vốn là nơi đang diễn ra các cuộc tấn công hơn các thị trường khác.



- Đồng USD và các tài sản truyền thống khác như Vàng (+1,02%) đang mạnh lên vì nhu cầu chuyển đổi tài sản. Các cổ phiếu ngành năng lượng và dầu khí cũng bắt đầu được củng cố do tâm lý chiến tranh làm giảm nguồn cung.



- Sự bất an đang xảy ra, đặc biệt ảnh hưởng đến các ngành như Bảo Hiểm, Du lịch và giải trí dù đang bước vào mùa cao điểm. Theo số liệu từ Bộ du lịch, tổng lượt khách từ các nước Châu Âu đến Việt Nam chiểm khoảng 10% tổng lượng khách quốc tế và lượng khách từ Pháp là 2,7%, thấp hơn khách từ Trung Quốc là hơn 22%.



Dựa trên các nghiên cứu và quan sát trên, đây không phải là thời điểm thuận lợi cho thị trường cổ phiếu toàn cầu và Việt Nam do vậy, giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu là hành động nên thực hiện.



Giá hàng hóa thế giới giảm mạnh



Kinh tế Nhật bản giảm tốc vào những năm 1990, thế giới tin rằng nước này sẽ sốm ổn định trở lại, nhưng hai thập kỷ trôi qua, Nhật bản vẫn đang trong tỉnh cảnh trì trệ. Hiện tại nền kinh tế Trung Quốc đang chịu tổn thương bởi tình trạng giảm phát và các chuyên gia tin rằng cơn ác mộng của Nhật bản sẽ lập lại với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.







Chỉ số giá cả hàng hóa của Bloomberg đã giảm 29,7% trong vòng một năm qua dẫn đầu bởi giá dầu, giá đồng và các kim loại khác. Các nhà sản xuất oto, nhựa, hãng hàng không lại thu về nhiều lợi ích nhất do giá nhựa, thép và các nguyên liệu thô khác giảm xuống theo số liệu của AlixPartners. Tại Việt Nam, những công ty như CAV (giá đồng), PAC ( Giá chì), BMP, NTP (giá dầu thô ) đang hưởng lợi từ xu hướng này. Các định giá hiện tại Thạch có chưa theo kịp tác động của giá hàng hóa nhưng đây đang là xu hướng đầu tư vào những công ty có chi phí đầu vào giảm.





Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP CK Sài Gòn SSI










Theo stockbiz.vn