Trong tuần mới, nhóm cổ phiếu ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao như VCB (77,11%), BID (95,28%) và CTG (64,46%) sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của dòng tiền...



Trong hai tuần liên tiếp, thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực đã giúp VN Index vượt qua vùng cản 575 điểm (MA 200 ngày) do sự thành công của Hiệp định TPP - những cổ phiếu hưởng lợi từ TPP có mức tăng trưởng vượt trội thị trường: TCM, TNG, HVG (trực tiếp) và KBC, ITA, LHG ( gián tiếp).



Tiếp đó, VN Index tiến lên trên 590 điểm (MA 100 ngày) khi SCIC công bố kế hoạch thoái vốn tại 10/19 công ty trong đó VNM FPT BMP là những cổ phiếu có tác động lớn đến chỉ số Index. Dòng tiền đổ vào những cổ phiếu này với niềm tin rằng song song với việc thoái vốn của nhà nước, tiến trình tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thúc đẩy nhanh, thu hút thêm dòng vốn quốc tế và từng bước nâng hạn thị trường Việt Nam thành một trong những thị trường mới nổi.



Theo phân tích đồ thị, ngưỡng cản 600 điểm là điểm tâm lý đã gây nên sự đảo chiều ngắn hạn khi chỉ số tiến đến vùng 600 điểm tạo nên cây nến Shooting Star Candlestick với khối lượng tăng. Điều này ngụ ý, sẽ có sự điều chỉnh trong kênh giá 588 (MA 100) và 595.







Trong tuần mới, nhóm cổ phiếu ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao như VCB (77,11%), BID (95,28%) và CTG (64,46%) sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của dòng tiền khi Đại diện các ngân hàng thương mại nhà nước đưa ra kiến nghị nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại các ngân hàng thương mại quốc doanh xuống tới 51%. Điều này cũng tương đồng với thời điểm Chính phủ có quyết định thoái hết vốn tại 10 công ty lớn như VNM, FPT, BMP, Ftel..



Ngân hàng Công Thương (CTG) có thể là ngân hàng đầu tiên Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu xuống 51%. Điều này đến từ phân tích trên nghị quyết ngày 7/3/2014 Chính phủ yêu cầu các NHTM đã cổ phần hóa duy trì tỷ lệ sở hữu của nhà nước không thấp hơn 65%, trừ ngân hàng Công Thương Việt Nam. 4 ngân hàng lớn của nhà nước gồm VCB, BID, CTG và Agribank đang chiếm 45,94% thị phần huy động vốn; 50,35% thị phần cho vay và 45,75% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng ( số liệu cuối tháng 8/2015)



8/9 ngân hàng ( trừ BID) có báo cáo nợ xấu (NPL) cuối quý 2 giảm trung bình 2,08% so với 2,3% trong quý 1. Trong đó CTG và STB là hai ngân hàng có NPL thấp nhất trong hệ thống, lần lượt 1,5% và 1,2%.



CTG đang giao dịch tại P/B 2015 ước tính 1,45 lần, thấp hơn hai ngân hàng tương đương quy mô tài sản, có nhà nước nắm giữ chi phối là VCB, BID lần lượt có P/B 2,4 lần và 1,7 lần. Tại mức giá 21.100đ/cp, CTG giao dịch tại P/E 16,5 lần. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của CTG cuối quý 2 đang là 10,92% trên ngưỡng tối thiểu 9% và có thể giảm đi 1% theo tiêu chuẩn Basel II do vậy, khả năng rất lớn CTG cần tăng thêm vốn điều lệ bằng cách tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, và đây là điểm thị trường chứng khoán đang ưa thích.



Các ý kiến của nhà phân tích đều đồng thuận CTG đạt mức định giá hợp lý tại 19.000đ/cp ( tương đương – 9% so với mức giá hiện tại) nhưng nếu nhìn theo chỉ số P/B thì CTG có vẻ rẻ hơn VCB và BID. Trong quá khứ, CTG và BID thường giao dịch tại P/B tương đương nhau.







Trung Quốc – Đại hội Đảng lần thứ 18 – Kế hoạch 5 năm



Đại hội Đảng của Trung Quốc bàn về kế hoạch 5 năm diễn ra từ ngày 26/10-29/10, trong khi đó, FOMC ( Federal Open Market Committee) của FED sẽ họp vào ngày 27-28/10 theo giờ Mỹ) họp bàn về khả năng tăng lãi suất. Các thị trường chứng khoán đều đang chờ đợi hai sự kiện này:



(i) Tăng trưởng GDP của Trung Quốc có rớt dưới 7% không khi Chính phủ nước này tăng đầu tư vào hạ tầng và nới lỏng dần chính sách tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế: (1) Nới lỏng mạng lưới xây dựng đường ray – tác động đến ngành xây dựng và đường sắt, (2) Nới lỏng chính sách cho người đi vay vay từ Ngân hàng và sử dụng khoản vay này như là tài sản thế chấp- tác động đến ngành ngân hàng, (3) Giảm thuế mua xe mới – tác động đến nhà sản xuất và phân phối xe, (4) Giảm mức trả tối thiểu lần đầu cho người mua nhà – tác động đến nhà phát triển địa ốc. Nhìn lại lịch sử những lần diễn ra hội nghị 5 năm của Trung Quốc, chỉ số GDP không quá biến động sau đó ( theo Bloomberg).



(ii) FOMC – khả năng tăng lãi suất trong tháng 12: tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát là hai yếu tố chính để FED quyết định tăng lãi suất. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ là 5,1% trong tháng 9, mức thấp nhất kể từ tháng 12/1973. Lạm phát giảm 0,2% so với tháng trước do chỉ số nhiên liệu giảm 4,7% trong tháng 9. Điều FED cân nhắc về khả năng tăng lãi suất là liệu Bà Yellen có chờ đến nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ mới để thực hiện điều này không?









Những công ty dưới giá trị - yếu tố kỹ thuật đang hỗ trợ



Bảng dưới đây thể hiện kết hợp giữa hai yếu tố định giá và kỹ thuật sẽ giúp lựa chọn cổ phiếu đang có xu hướng tăng giá dựa trên nền tảng cơ bản tốt, điều này làm tăng khả năng thu lợi nhuận nhiều hơn hẳn so với các chiến lược khác trong ngắn hạn.









Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP CK Sài Gòn SSI










Theo stockbiz.vn