Kết quả 1 đến 1 của 1
-
10-14-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thị trường sẽ phản ứng ra sao với tin SCIC thoái vốn khỏi VNM, FPT...?
Cuối ngày 13/10/2015, các phương tiện truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về việc Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ký văn bản 1787/TTg-ĐMDN cho phép Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) “chọn thời gian thích hợp, báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định việc thoái hết vốn tại 10 doanh nghiệp nhằm đạt được lợi ích cao nhất”.
Trong số 10 doanh nghiệp mà SCIC được quyền chọn thời điểm thích hợp để trình phương án thoái vốn có Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk (mã VNM), Công ty Cổ phần FTP (FPT), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (BMP)...
Nhận định về những tác động của thông tin trên tới thị trường chứng khoán, một số CTCK cho rằng thị trường sẽ phản ứng tích cực với thông tin trên trong ngắn hạn.
Theo Công ty chứng khoán ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), số liệu quá khứ cho thấy, thông thường giá cổ phiếu thường tăng khi thoái vốn theo lô lớn. Đặc biệt, một số các công ty hấp dẫn trong danh sách đã full room nước ngoài như VND, BMP và FPT nên dự kiến việc thoái vốn lần này sẽ thu hút các NĐTNN. Do đó, VPBS kỳ vọng thị trường sẽ phản ứng tích cực với thông tin trên trong ngắn hạn.
Còn theo nhận định của Bộ phận Nghiên cứu – Phân tích VCBS, theo tính toán sơ bộ với mức giá thị trường ngày 13/10, nếu thoái hết toàn bộ số vốn của 10 công ty trên, Nhà nước có thể thu về ít nhất khoảng 3 tỷ USD. VCBS đánh giá quyết định này từ phía Chính phủ đang cho thấy những bước đi và thay đổi rất tích cực từ phía chính sách, đồng thời còn hỗ trợ cho bài toán cân đối thu chi Ngân sách, vốn đang gặp nhiều thách thức không chỉ trong năm 2015 mà còn cả 2016.
Với thị trường chứng khoán, mặc dù cũng chịu tác động xấu từ một số thông tin không tích cực từ phía thế giới nhưng thông tin về kế hoạch thoái vốn sắp tới của SCIC được nhìn nhận như một yếu tố hỗ trợ cho kịch bản tăng điểm của thị trường.
Trong khi đó, CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng động thái này có thể mở đường cho sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty này, nếu các công ty này được cho phép và quyết định sẽ nâng tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài (FOL). Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, quy định rõ liệu các công ty có được phép nâng FOL hay không, dự kiến sẽ được công bố trong tháng 10/2015.
Bên cạnh đó, ngoài ảnh hưởng tiềm tàng từ FOL, diễn biến này còn có thể tạo ra kịch bản FPT nâng sở hữu tại FPT Telecom từ mức 45,64% hiện tại. Theo quan điểm của chúng tôi, FPT Telecom, được chúng tôi dự báo sẽ đóng góp khoản 30% lợi nhuận trước thuế cho FPT năm 2015, là một trong những mảng dẫn dắt tăng trưởng chính cho FPT trong dài hạn cùng với mảng xuất khẩu phần mềm. Việc mua thêm cổ phần tại FPT Telecom có thể sẽ giúp thúc đẩy LN ròng của FPT, làm gia tăng sự thu hút của công ty đối với các nhà đầu tư.
Trong khi đó, SCIC được cho phép tiếp tục nắm giữ vốn dài hạn tại một số công ty niêm yết đáng chú ý bao gồm BVH, và các công ty dược như DHG, TRA và DMC.
Bình Minh
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Nhận định thị trường ngày 4/11: "Xu hướng tăng ngắn hạn chưa thay đổi"
- Nhận định thị trường ngày 6/11: "Rủi ro rơi vào bẫy tăng giá thiếu bền vững"
- Thâu tóm xong khách sạn Daewoo, chủ mỏ sắt mang tiền xuống Hải Phòng mua cảng
- VIC, VCB, BID và CTG tăng mạnh, VN-Index vững vàng trên mốc 600 điểm
- Nhận định thị trường ngày 29/10: "Dấu hiệu rủi ro giảm sâu vẫn chưa xuất hiện"
- Quỹ đầu tư ngoại nói gì về triển vọng của Việt Nam?
- Cổ phiếu dầu khí, khoáng sản và thép đồng loạt tăng, VN-Index vượt 575 điểm
- HSC: Thị trường có thể tăng nhẹ cuối năm và chạm 750 điểm vào 2016
- Điểm tin thị trường chứng khoán nổi bật ngày 10/11/2015
- Gia đình giàu nhất sàn chứng khoán có thêm hơn 5.400 tỷ đồng năm 2015