Thị trường cổ phiếu vẫn sẽ giao động trong biên độ hẹp, các thông tin từ TPP vẫn chưa tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong khi triển vọng giao dịch T+2 hay T+0 đối với VN30 nằm ở năm sau.



Quý IV theo truyền thống là tích cực cho thị trường cổ phiếu do các chính sách vĩ mô phục vụ cho tăng trưởng GDP hay chỉ tiêu tín dụng (hiểu bằng cách bơm thêm tiền ra cho vay) được thực hiện rất quyết liệt. Điều này dẫn đến cung tiền ra nền kinh tế sẽ mạnh hơn vào cuối năm, và đây là điểm thuận lợi cho thị trường chứng khoán.



Mặt ngược lại, thị trường Việt Nam trở nên liên thông nhiều hơn với thị trường thế giới. Nhà đầu tư nước ngoài đã có tháng 9 bán ròng mạnh nhất kể từ đầu năm, họ đã bán 989.4 tỷ đồng tập trung MSN, BCI, VIC, HAG, KDC...



Áp lực rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài đến từ sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc và khả năng FED sẽ nâng lãi suất đồng USD khiến cho USD trở nên đắt hơn. Trong tuần qua, các nhà quản lý quỹ đổ tiền vào quỹ tiền tệ $17 tỷ USD so với dòng vốn rút ra ở thị trường phát triển là -$3,4 tỷ USD và thị trường mới nổi là -$42 tỷ USD (từ giữa tháng 7 đến nay). Đây là lần đầu tiên trong năm nay các quỹ tiền tệ có dòng tiền vào vượt trội hơn so với cổ phiếu và trái phiếu, và gần đây nhất điều này xảy ra vào năm 1990. Chỉ số đo lường tâm lý thị trường của Bank of America Merrill Lynch Global Investment cho thấy tâm lý nhà đầu tư ở trạng thái rất lo lắng – Đây cũng là thời điểm nên mua vào cổ phiếu.







Chỉ số Nikkei PMI ( chỉ số quản trị mua hàng) giảm dưới 50 điểm lần đầu tiên trong hai năm trong khi GDP trong 3 quý liên tiếp đều đạt tăng trưởng lần lượt 6,12%; 6,47% và 6,81% cho thấy khu vực sản xuất đang giảm sút và xuất khẩu có vẻ chậm lại do nhu cầu của Trung Quốc và các thị trường khác. Xu hướng này nếu tiếp tục sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng quý 4 này.



Thị trường cổ phiếu vẫn sẽ giao động trong biên độ hẹp, các thông tin từ TPP vẫn chưa tác động đến tâm lý nhà đầu tư trong khi triển vọng giao dịch T+2 hay T+0 đối với VN30 nằm ở năm sau. Dòng tiền đầu tư vẫn tìm đến các cổ phiếu có vốn hóa trung bình (mid_cap), có yếu tố cơ bản bền vững dù thanh khoản của cổ phiếu này không thích hợp với dòng tiền lớn đầu cơ. Dưới đây là những doanh nghiệp tăng trưởng theo kết quả dự báo quý 3



VCS (Vicostone) – Doanh thu, lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh



VCS đang giao dịch tại P/E 4 quý gần nhất 5.x lần. Lũy kế 9 tháng ước tính doanh thu và lợi nhuận tăng lần lượt 24% và 144% hoàn thành 69% kế hoạch doanh thu và 99% kế hoạch lợi nhuận.



DMC (Domesco) – Lợi nhuận sau thuế dự báo tăng 27%



DMC đang giao dịch tại P/E 2015 7,9 lần, thấp hơn trung bình ngành là 10,x lần. Biên lợi nhuận gộp trong quý 3 sẽ đạt khoảng 33,5% tăng 3% cùng kỳ sẽ giúp Lợi nhuận sau thuế quý 3 tăng 26,8%. Trong 9 tháng, DMC sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 11,7% hoàn thành 75,3% kế hoạch năm.



NT2 – Tăng trưởng quý 3 cao hơn dự tính của công ty



NT2 đang giao dịch tại P/E 2015 7,1 lần, thấp hơn 32% so với các công ty điện khác trong khu vực. Các nhà phân tích vừa nâng dự báo mua NT2 với giá mục tiêu 33.500đ/cp so sản lượng bán điện trong quý 3 tăng trưởng 30% so với dự báo đạt 1.174KWh. Lợi nhuận dự tính của công ty là quá thận trọng dù thực tế cộng ty có thể đạt mức tăng trưởng hơn 14% so với ước tính trước đó đồng nghĩa với tăng trưởng 86% so với cùng kỳ.



NT2 sẽ duy trì mức cổ tức bằng tiền 2.000đ/cp tương đương lợi tức bằng tiền 8% dựa trên dự báo lợi nhuận kinh doanh chính và theo nguồn tin riêng, NT2 sẽ tiến hành tạm ứng cổ tức bằng tiền 900đ/cp vào ngày 16/10.



Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng Môi giới khách hàng cá nhân 6 CTCP CK Sài Gòn SSI










Theo stockbiz.vn