Dưới đây là nhận định của một số công ty chứng khoán về diễn biến giao dịch ngày 1/10/2015.



Giao dịch chậm và thấp



(Công Ty Chứng Khoán Đầu Tư Việt Nam - )



Tháng 9 là tháng giảm thứ 2 liên tiếp của chỉ số VN-Index nhưng mức giảm không nhiều. Đã có sự trấn tính lại của NĐT sau cú giảm mạnh đến từ sự kiện Trung Quốc hạ giá đồng NDT. Biên độ giảm, cây nến giảm theo hình ngôi sao cộng với thanh khoản có xu hướng đi xuống cho thấy một tháng 10 có phần “mềm” hơn. Thực tế thì những gì thị trường thể hiện vừa qua cho thấy thị trường đang nhiều phần có xu hướng tạo đáy nhưng ắt hẳn sẽ không phải là ngưỡng hiện tại.



Ở một góc nhìn ngắn hạn hơn thì khả năng sẽ là mốc 530 điểm (tích cực) hoặc xấu hơn là vùng 510-515 điểm. cho rằng nó “mềm” hơn là bởi điểm số có thể giảm do tác động xoay vòng của cổ phiếu lớn nhưng chưa hẳn giá nhiều CP sẽ suy giảm tương đồng. Với góc nhìn như vậy thì một khả năng tháng 10 sẽ được nhìn nhận theo hướng tích lũy và dò đáy. Trong bối cảnh như vậy, thanh khoản và biên độ dao động của giá vẫn sẽ luôn ở mức thấp. Cơ hội sẽ được tạo ra trong một phiên nào đó khiến NĐT bán mạnh cổ phiếu.



Tăng nhẹ ở phiên cuối tháng 9 và như nhận định khoảng GAP nhỏ cũng đã được lấp lại nhanh chóng. Chỉ số suy giảm nhẹ trở lại vào cuối phiên không phải do áp lực bán mạnh mà được nhìn nhận do cầu yếu đi nhiều hơn. Điều này sẽ khiến cho thị trường phiên đầu tiên Tháng 10 không thực sự tốt. Tuy nhiên vẫn cho rằng xu hướng giao dịch chậm và thấp tiếp tục xuyên suốt thời gian tới.



Chịu rủi ro mạnh từ áp lực rút ròng CCQ của quỹ ETF



(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội - )



Có thể thấy tại thời điểm hiện tại thị trường vẫn đang chịu tác động bởi các rủi ro từ bên ngoài liên quan tới tình hình kinh tế Trung Quốc tiếp tục không có những tín hiệu sáng sủa, giá hàng hóa lao dốc và dòng vốn đầu tư tại các thị trường mới nổi đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khả năng FED sẽ tiến hành tăng lãi suất trong ngắn hạn. Theo thống kê từ IIF, trong quý III/2015, giới đầu tư đã rút tới 40 tỷ USD ra khỏi các thị trường mới nổi. Đây là mức rút ròng mạnh nhất kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu quý IV/2008 với mức bán ròng tổng cộng 105 tỷ USD. Tại Việt Nam, hai quỹ ETFs VNM và FTSE cũng đang duy trì trạng thái discount khá mạnh khiến các quỹ này sẽ tiếp tục chịu áp lực rút ròng CCQ tạo ra các đợt bán ròng mạnh tại TTCKVN trong đó tập trung chủ yếu vào nhóm các cổ phiếu Bluechips. Điều này sẽ là rủi ro mạnh nhất tác động tới diễn biến của thị trường trong ngắn hạn.



Khá rủi ro



(Công ty chứng khoán FPT - FPTS)



Xu hướng thị trường giai đoạn này được đánh giá là khá rủi ro khi tâm lí nhà đầu tư đang bi quan, thể hiện qua việc các thông tin mang tính chất hỗ trợ gần đây không thuyết phục được dòng tiền quay trở lại. Mặt khác, xu hướng bán ròng liên tiếp của khối ngoại cũng đang trở thành gánh nặng cho nỗ lực tăng giá của nhiều cổ phiếu thuộc nhóm vốn hóa lớn có khả năng dẫn dắt thị trường. Theo đó, FPTS tiếp tục bảo lưu quan điểm hạn chế mở các trạng thái mua mới, chờ đợi tín hiệu mua an toàn hơn tại thời điểm bật trở lại sau khi kiểm tra thành công các mốc hỗ trợ dưới. Các vị thế nắm giữ cổ phiếu cần theo sát diễn biến các chỉ số và có kế hoạch hạn chế rủi ro cho danh mục nếu xảy ra hiện tượng các ngưỡng hỗ trợ mạnh bị phá vỡ.



Đang trong trạng thái tích lũy



(CTCK Maybank Kim Eng - MBKE)



Dù có một phiên nhích tăng trở lại, VN-Index vẫn chưa thành công vượt kháng cự 574 điểm và do đó vẫn đang trong trạng thái tích lũy. Nhà đầu tư có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao hơn đôi chút so với tiền mặt trong bối cảnh hiện nay.












CTCK

Tích cực

Trung lập

Tiêu cực







X











X



FPTS





X



MBKE



X








Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.



Bình Minh












Theo stockbiz.vn