Giá dầu giảm và việc kinh tế Trung Quốc giảm tốc có thể đang ảnh hưởng tiêu cực tới đâu đó, nhưng lại đang làm lợi cho một số công ty thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.



Bộ phân phân tích của CTCP Chứng khoán Sài Gòn ( Research) vừa đưa ra đánh giá về ngành thực phẩm và đồ uống, cho biết biên lợi nhuận gộp của các công ty trong ngành đã tăng trưởng thực sự ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2015 dù tổng doanh thu không tăng mạnh.



Các công ty niêm yết trong ngành phần lớn có biên lợi nhuận từ 30% trở lên trong 6 tháng đầu năm nay. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của Vinamilk () đã tăng mạnh lên 39% từ mức 31,4% của 6 tháng đầu năm 2014, trong khi biên lợi nhuận mảng gia vị của Masan () tiếp tục đứng ở mức cao là 56,3%.







Theo Research, giá năng lượng và nguyên liệu giảm có thể đã làm lợi cho các công ty sản xuất lương thực và đồ uống trong năm 2015 xét trên yếu tố tăng trưởng biên lợi nhuận.



Giá các hàng hóa đầu vào như bột sữa, đường, lúa mì, dầu cọ, cà phê, ngô, đậu tương tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm, mà nguyên nhân chính là do sản lượng lương thực đã tăng trưởng trong vài năm qua và do sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc – nước tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới.







Số liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng cho thấy Chỉ số Giá Lương thực của tổ chức này trong tháng 8 đã giảm 8,5 điểm, tức 5,2%, xuống 155,7 điểm – ghi nhận tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2008. Lý do mà FAO đưa ra, ngoài việc nguồn cung dồi dào, còn do giá năng lượng giảm mạnh và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại cùng những tác động của nó đến thị trường tài chính và nền kinh tế toàn cầu.



Research cho biết, trong số các công ty thực phẩm và đồ uống đang niêm yết, biên lợi nhuận của , , và trong 6 tháng đầu năm 2015 đã tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước do nguyên liệu thô chiếm khoảng 64-88% tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp này.



Đáng nói là mặc dù chi phí đầu vào đã giảm đáng kể, nhưng các công ty sản xuất lớn lại không phải giảm giá bán tương ứng. Thay vào đó, để thúc đẩy doanh số và bảo vệ thị phần trước các đối thủ, các doanh nghiệp này tăng cường khuyến mại và marketing, đặc biệt là quảng cáo.



và đã chi 800 tỷ đồng cho quảng cáo trên truyền hình trong nửa đầu 2015, tăng lần lượt 100% và 15% so với cùng kỳ năm trước.



Các công ty này hoạt động tốt kể cả về tăng trưởng lợi nhuận mạnh lẫn tăng trưởng biên lợi nhuận và giảm chi phí. ghi nhận lợi nhuận ròng tăng 26% nhờ biên lợi nhuận cao kỷ lục dù chi phí bán bang tăng mạnh 85%. QNS có lợi nhuận ròng tăng hơn 38% nhờ doanh thu tăng và thuế thu nhập giảm. và có lợi nhuận ròng tăng mạnh do cơ sở so sánh thấp, biên lợi nhuận tăng và chi phí giảm.







Theo Research, giá hàng hóa xuống thấp sẽ tác động tích cực đến cổ phiếu các công ty ngành tiêu dùng thiết yếu.



Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng thực sự tận dụng được việc giá nguyên liệu thô giảm và biến nó thành tăng trưởng lợi nhuận. Chiến thắng thuộc về doanh nghiệp nào có thể vượt qua được cạnh tranh khắc nghiệt để đạt được tăng trưởng trên mức trung bình của ngành và kiểm soát được chi phí một cách hiệu quả.



Đánh giá về ngành đồ uống và thực phẩm Việt Nam, Research cho rằng tiêu dùng đang có xu hướng bão hòa ở các thành phố trong thời gian gần đây, nhưng khu vực nông thông lại nổi lên là thị trường tiềm năng chưa được các công ty khai phá hoàn toàn.



Trung Nghĩa












Theo stockbiz.vn

View more random threads: