Tôi tên Thu Hiền, 30 tuổi. Tôi sinh ra tại Vũng Tàu, cách Sài Gòn 65 km về phía đông nam. Tôi có hai anh trai và một chị gái. Tôi chưa từng được biết đến cha mình, ông đã mất khi tôi còn rất nhỏ. Mẹ và anh trai tôi đã làm việc rất vất vả ngoài đồng vì miếng cơm manh áo. Còn tôi thì không thể làm gì. Tôi bị bệnh từ khi sinh ra.Tôi đứng được nhưng không thể đi bộ lâu được.
Chúng tôi không biết đó là bệnh gì. Vào thời của tôi, người ta không đi bệnh viện. Chỉ đơn giản là tôi bị bệnh. Thật ra tôi được sinh tại nhà, không phải trong bệnh viện vì việc này phổ biến ở vùng quê. Khi tôi mười tuổi, mẹ tôi mất do đoạn cuối của cổ trướng bị tích tụ nước trong bụng. Cái bụng của mẹ tôi cứ phồng to lên rồi một ngày nó bị nổ. Tôi vẫn còn nhớ đó là một cảnh tượng thật đáng sợ.

Tham khảo : tranh son dau chan dung gia re Nhà May Mắn

Tôi sống cùng một người anh đến khi 15 tuổi. sau đó, họ kết hôn và có con cái. Từ lúc đó mọi việc trở nên thật sự phức tạp. các anh chị luân phiên đưa tôi về ở từ nhà này đến nhà kia. khi ở nhà anh này, khi ở nhà chị gái, rồi đến nhà anh khác. Tôi không thể giúp đỡ họ trong việc ruộng nương, mà chỉ có thể dọn dẹp nhà cửa một chút. Tuy nhiên họ làm tôi cảm thấy mình là người thừa. cuôí cùng họ đưa tôi vào một bệnh viện được ngừoii Pháp hỗ trợ miễn phí cho tôi. anh tôi để một mình tôi lại đó. ở VN, ngươì thân của bệnh nhân phải chăm sóc và mang cơm nước cho họ. Còn tôi phải tự xoay xở một mình.

Hai tháng đầu, bác sĩ giải thích với tôi ông ấy không thể làm gì hơn cho tôi. Tôi được chuẩn đoán mắc bệnh loạn dưỡng cơ tiến triển và ông không biết phương pháp điều trị cho trường hợp của tôi. Nhưng tôi có thể làm gì nếu rời bệnh viện ? Tôi không có nơi nào để đi, không có ai để gọi tới. Tôi sợ thấy minh lang thang trên đường mà không có gì để ăn. Tôi cầu xin bác sĩ cho tôi ở lại lâu hơn ; ông ấy đã đông ý cho tôi ở thêm một tuần. Cuối tuần đó, tôi gọi cho các anh chị mình nhưng họ trả lời tôi : « nếu mày có thể tự về thì tụi tao nhận mày, nếu không thì kệ mày » Điều đó quá rõ ràng : họ không muốn tôi nữa. Họ thừa biết là tôi không thể tự đi về được.

Dù sao thì tôi cũng không còn muốn quay về nhà của anh chị mình. Tôi cũng chẳng làm được gì…

Khi anh chị tôi từ chối đến đón tôi, tôi hoàn toàn sụp đổ. Tôi không còn có quyền ở lại bệnh viện nhưng không biết đi đâu trốn, tôi đã tự giấu mình mặc cho những nỗi đau. Tôi ngủ dưới sàn nhà trong phòng bệnh nhân và mỗi khi các bác sĩ ghé qua, ba bốn lần mỗi ngày, tôi trốn trong nhà vệ sinh để họ không thấy mình. Tôi đã sống như thế hai tuần. Người nhà của các bệnh nhân khác thương xót tôi và cho tôi ít cơm.

Một người đàn ông hay đến bệnh viện mang theo thức ăn và thỉnh thoảng là ít tiền cho bệnh nhân, đã muốn giúp đỡ tôi. Ông ấy đã cung cấp công việc cho tôi làm phụ bàn cho bà chủ bán cà phê. Khi bà ấy nhìn thấy tôi, tôi đứng được nên bà không thấy tôi là người khuyết tật và đã nhận tôi làm việc. Nhà bà ấy có ba lầu. Tôi ngủ ở lầu hai, tôi phải phục vụ cà phê ở tầng trệt. Đi xuống cầu thang như một đứa bé. Tôi cũng phải đi xuống cầu thang để đi nhà vệ sinh, mọi thứ đều ở dưới lầu. Đó thực sự là một thử thách khó nhọc và tôi phải cố gắng xoay sở đương đầu với nó ít nhất có thể.

Tôi đã ở lại nhà người phụ nữ này hai hoặc ba tháng, tôi không còn nhớ rõ nữa. Người đàn ông giới thiệu tôi cho bà ấy đã quay lại thăm tôi để xem mọi chuyện có ổn hay không. Ông ấy thấy khó khăn của tôi khi xuống cầu thang và nhận thấy tương lai của tôi ở nơi này không có nhiều sự quan tâm. Cuối cùng ông ấy gửi tôi cho các sơ công giáo, các sơ cũng được người Pháp hỗ trợ. Các sơ đón nhận và dạy nghề cho trẻ mồ côi. Nhưng không dành cho người khuyết tật. Cuối cùng các sơ cũng nhận tôi vì suy cho cùng tôi cũng là trẻ mồ côi.Tại đây, tôi được học may, tôi chăm sóc các em nhỏ và giúp đỡ các sơ làm những việc trong khả năng của tôi. Nhưng sau một năm, một trong các sơ nói với tôi tổ ấm của họ không phù hợp cho người như tôi và tôi nên tìm một nơi khác.Sơ quen Tim. Và nhờ vậy tôi đã đến Nhà May Mắn vào năm 1998.

Những ngày đầu ở Nhà May Mắn thực sự không dễ dàng. Tôi là một trong số ít những người con gái trong số đông thành viên nam. Tôi thường cảm thấy cô đơn và tôi khóc. Tôi chưa bao giờ gặp người nước ngoài. Người phụ nữ trẻ này đã làm tôi khá tò mò. Lúc đầu, tôi hơi rụt rè với cô. Nhưng cô ấy rất tử tế và ân cần với mọi người và rồi nhanh chóng cô trở thành người mẹ thứ hai của tôi.
Tôi đã có thể được đến trường, học tiếng Pháp và tiếp tục nghề may. Tôi cũng thử học vẽ và học công nghệ thông tin. Nhưng cuối cùng thì nghề may vẫn phù hợp với tôi nhất. Hiện nay tôi trông coi phòng trưng bày sản phẩm của Nhà May Mắn.

Tham khảo thêm : ban tranh son dau truu tuong gia re Maison Chance

Trước khi đến Nhà May Mắn, làm sao tôi có thể tưởng tượng việc có một người đàn ông nào đó muốn một người phụ nữ như tôi ? Tôi đã từ bỏ ý nghĩ này để sống độc thân suốt đời. Nhưng tại mái ấm của Nhà May Mắn, tôi nhận ra mọi thứ đều có thể. Tôi đã gặp người hiện là chồng tôi ở đó. Anh ấy là nhân viên chăm sóc đời sống. Chúng tôi kết hôn vào năm 2004.

Kết hôn xong, chúng tôi thuê một căn hộ nhỏ gần Nhà May Mắn. Nó không lý tưởng đối với tôi vì nhà có các bậc thang và tầng trệt luôn bị ngập mỗi khi đến mùa mưa. Ngay khi các căn hộ phù hợp tại Làng May Mắn được hoàn tất, chúng tôi đã thuê một căn và sống cố định ở đó. Bây giờ chúng tôi đã có hai bé gái xinh xắn, Hiền Vy 9 tuổi và Hiền Mai một tuổi rưỡi. Lần mang thai thứ hai đã gây ra nhiều đau đớn trên cột sống của tôi. Tôi không còn có thể đứng được. Từ đó tôi phải ngồi xe lăn.
Tôi chẳng còn gì luyến tiếc về gia đình ngày xưa. Con cái của các anh chị tôi, các cháu tôi tìm đến tôi khi chúng đi học ở Sài Gòn. Tôi đã chấp nhận giữ liên lạc với họ vì tôi muốn các con tôi biết được nguồn cội của chúng, nhưng chúng tôi không còn thân thiết với nhau nữa.

Hiện nay tôi rất hạnh phúc tại Làng May Mắn cùng gia đình mới của mình. Tôi đã bắt đầu một cuộc sống mới. Như trang thứ hai của quyển sách được viết nên. Chắc chắn rằng cuộc sống đôi khi thách đố chúng ta với những thử thách và những lựa chọn khó khăn, nhưng đẹp làm sao những gì cuộc sống đã ban tặng cho tôi!

Trung tâm từ thiện uy tín - Maison Chance

Địa chỉ: 19A, Đ. Số 1, Kp 9, P. Bình Hưng Hoà A Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline : 090 906 2528

Web site đại lý bánh tây : https://www.maison-chance.org/shop