-
07-07-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Vì sao Mỹ chưa phải nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam?
Chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư-thương mại cho xứng với mong muốn của 2 nước.
Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ bảy của Việt Nam, nhưng còn mờ nhạt
Theo báo cáo của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2015, các doanh nghiệp Mỹ đã đăng ký đầu tư vào 26 dự án với số vốn 87,42 triệu USD.
Như vậy, tính đến ngày 20/6/2015, có 748 dự án đầu tư của Mỹ còn hiệu lực, với số vốn đăng ký 11,1 tỷ USD, đưa nước này trở thành nhà đầu tư FDI lớn thứ 7 của Việt Nam xét cả về số dự án cũng như số vốn đăng ký.
Với con số trên, đầu tư của Mỹ được coi là khá mờ nhạt nếu so với các quốc gia đầu tư hàng đầu khác và cũng như chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của lãnh đạo 2 nước.
Theo GS Nguyễn Mại- Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài (Vafie), Mỹ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất thế giới, và ở các nước xung quanh Việt Nam như Singapore, Malaysia, Philipin thì Mỹ đều đứng đầu. Trong khi đó, cho đến bây giờ Mỹ đầu tư vào Việt Nam còn thua xa các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.
Đầu tư từ Mỹ đã được kỳ vọng rất nhiều sau khi 2 nước có hiệp định thương mại song phương (BTA) từ năm 2001, nhưng từ đó đến nay chưa có nhiều dự án lớn, trị giá hàng tỷ USD như của Nhật Bản hay Hàn Quốc.
Ông Mại cho biết hiện mới có 2 dự án có ý nghĩa của Mỹ vào Việt Nam, đều thuộc ngành công nghệ, trong đó có 1 dự án lớn trên 1 tỷ USD của Intel đầu tư năm 2006, và năm 2014 có thêm 1 dự án Microsoft mua lại của Nokia dự định nâng cấp từ 150 triệu USD lên 1,5 tỷ USD trong năm nay.
Intel hiện nay sản xuất đến 80% chip tại Việt Nam để cung cấp cho toàn cầu và mới đây đã đầu tư cả cho bộ phận nghiên cứu phát triển ở nữa. Còn Microsoft sau khi mua lại Nokia ở Mỹ sẽ chuyển 2-3 nhà máy, trong đó có 1 nhà máy ở Thượng Hải và 1 nhà máy ở Bắc Kinh về Việt Nam.
Những tập đoàn lớn như Citigroup, GE, Ford cũng đã đầu tư vào Việt Nam từ lâu, nhưng số vốn đầu tư vẫn nhỏ so với đầu tư toàn cầu của các tập đoàn này.
Điều gì đang cản trở nhà đầu tư Mỹ?
Với chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, cộng với khả năng ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện, ông Mại kỳ vọng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng nhanh trong vài ba năm tới.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là hy vọng, còn thực tế lại tùy thuộc vào phía Việt Nam.
Ông Mại cho rằng để thu hút được đầu tư của Mỹ, Việt Nam cần đáp ứng một số điều kiện mà Phòng thương mại Mỹ (Amcham) đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Thứ nhất, người Mỹ rất coi trọng thời gian, nên việc đi lại lòng vòng xin đủ các loại giấy phép chắc chắn sẽ khiến nhà đầu tư không muốn đầu tư.
Thứ hai, người Mỹ muốn mọi thứ phải rõ ràng, minh bạch, thực thi luật pháp phải nghiêm minh, chứ không muốn phải thông qua các quan hệ như kiểu Châu Á.
Thứ ba, vấn đề ăn cắp bản quyền. Doanh nghiệp Mỹ thường đầu tư vào những dự án có sở hữu trí tuệ, có nhãn mác hàng hóa.
“Việt Nam mặc dù cũng có luật sở hữu trí tuệ rất là ghê gớm nhưng ăn cắp bản quyền cũng là 1 nước có hạng” - ông Mại nói
Kỳ vọng xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục phát triển vượt bậc
Đánh giá quan hệ thương mại giữa 2 nước, GS Nguyễn Mại cho rằng việc Việt Nam từ nước đứng cuối ASEAN trở thành quán quân xuất khẩu sang Mỹ đã phần nào thể hiện được quan hệ giao thương giữa 2 nước.
Ông cho biết, năm 2001, khi ký BTA với Mỹ, Việt Nam chỉ đứng cuối nhóm ASEAN-6 (gồm Indonesia, Việt Nam, Philipin, Singapore, Thái Lan và Malaysia) với tổng kim ngạch thương mại 2 chiều với Mỹ chỉ đạt trên 12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam chỉ hơn 1 tỷ USD.
Tuy nhiên, đến năm 2014, Việt Nam đã vượt qua cả 5 nước khác để trở thành quán quân xuất khẩu sang Mỹ; với 29,4 tỷ USD theo con số công bố của Amcham.
Việc từ nước xuất khẩu cuối bảng trở thành nước xuất khẩu hàng đầu ASEAN sang Mỹ, theo ông Mại, có một số ý nghĩa.
Thứ nhất, điều đó chứng tỏ Việt Nam đã vươn lên rất mạnh mẽ ở Châu Á.
Thứ hai, hàng Việt Nam cũng có khả năng cạnh tranh tại thị trường Mỹ.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cũng biết cách đối phó với những chuyện như chống bán phá giá, các vụ kiện thương mại và thiết được quan hệ tương đối tốt với các doanh nghiệp của Mỹ.
Và với việc Hiệp định TPP hiện nay đang được xúc tiến ký kết, ông Mại dự báo khả năng thương mại Việt-Mỹ có thể sẽ tăng trưởng 'vài chục phần trăm mỗi năm'
Trung Nghĩa
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- “Đại gia” đổ tiền lên Tây Nguyên
- Xuất khẩu dệt may cán mốc 20 tỉ USD
- Bản tin kinh tế trong ngày 05/09/2015
- Đối tác Nhật muốn đầu tư chiến lược vào Vietnam Airlines
- Minh bạch khi làm ăn với Trung Quốc
- Đồng Nai: Dự án FDI cấp mới tăng gấp đôi năm 2014
- Những gã khổng lồ & nghịch cảnh khó xóa
- Từ 1/1/2016, có thể nhận bảo hiểm xã hội một lần
- GDP tăng, PMI, CPI giảm: Đáng mừng, còn có gì đáng lo?
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Giá xăng tăng 30% là hợp lý
Cấu tạo bàn thờ thiên ngoài trời bằng đá tại Bình Phước Bình Dương Khác với những mẫu ban thờ tại gia tiên, thì bàn thờ thiên ngoài trời bằng đá tại Bình Phước, Bình Dương có cấu tạo vô cùng đặc...
Thiết kế bán bàn thờ thiên bằng đá...