-
06-19-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Gạo thơm Myanmar chinh phục EU, Việt Nam chật vật bán rẻ
Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết nước này đang nỗ lực phát triển diện tích lúa thơm để cung cấp cho thị trường EU.
Trên thực tế Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách nhập khẩu gạo thơm của Myanmar do nhu cầu ở châu Âu đang tăng mạnh.
Theo đó Myanmar có hai loại gạo thơm là Lone Thwal Hmwe và Paw San. Trong số này Paw San được đánh giá là loại gạo ngon nhất thế giới tại Hội nghị Lúa gạo Thế giới diễn ra năm 2011.
Gạo Paw San xuất khẩu có giá khoảng 900 USD/tấn.
Các quan chức của Liên đoàn Lúa gạo Myanmar (MRF) cho biết, nông dân địa phương sẽ cần phải sản xuất thêm một khối lượng lớn gạo thơm để cung cấp cho thị trường EU do tiêu thụ nội địa đã chiếm gần hết sản lượng hàng năṃ.
Theo MRF, Myanmar đang đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 200.000 tấn gạo sang EU trong năm nay so với 100.000 tấn hồi năm ngoái.
Khoảng 70% lượng gạo xuất khẩu của Myanmar sang Trung Quốc, phần còn lại sẽ đến EU, Nhật Bản và các thị trường châu Phi.
Mới đây họ mới bắt đầu triển khai chiến lược phát triển sản xuất gạo tại Nay Pyi Taw nhằm thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp.
Chiến lược này nhằm mục đích phát triển diện tích 7,7 triệu ha trồng lúa với sản lượng 4,1 tấn/ha, nhằm tạo ra 9,9 triệu tấn gạo cho tiêu thụ nội địa và 6 triệu tấn cho xuất khẩu vào năm 2030.
Myanmar ước tính xuất khẩu gạo của nước này sẽ đạt 2 triệu tấn trong tài khóa 2015-2016 và dự kiến sẽ trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới trong những năm tới.
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ, Myanmar - quốc gia đang nổi lên như một hiện tượng về xuất khẩu gạo, mới là đối thủ đáng gờm nhất của gạo Việt Nam.
Trên thực tế Myanmar còn có lợi thế là diện tích đất nông nghiệp rộng lớn và chi phí giá nhân công cũng như đầu vào cho nông nghiệp ít hơn nên sản phẩm cạnh tranh.
Mặc dù Myanmar chuẩn bị khá kỹ càng cho kế hoạch xuất khẩu gạo, song trước nhu cầu gạo chất lượng cao của EU, giới chuyên môn nhận định có thể đây cũng là cơ hội cho Việt Nam nếu có sản phẩm cạnh tranh về giá cả và chất lượng.
Trong một diễn biến có liên quan, việc xuất khẩu gạo của Việt Nam đang không thuận buồm xuôi gió khi liên tục bị Philipines ép giá.
Trong phiên mở thầu ngày 16/6 khi Việt Nam, Thái Lan và Campuchia cùng tham dự để cung cấp 100.000 tấn gạo (loại 25% tấm) cho Philippines.
Tuy nhiên sau đó cả 3 ứng viên trong đợt tham gia thầu này đều không được lựa chọn vì giá bỏ thầu đã cao hơn mức dự kiến mà NFA đưa ra là 408,14 đô la Mỹ/tấn.
So với giá NFA đưa ra, gạo Việt Nam so với 2 nước còn lại vẫn là thấp hơn cả. Tức là Việt Nam chào giá là 417 đô la Mỹ/tấn, còn Thái Lan và Campuchia lần lượt đưa ra mức giá 418 và 464 đô la Mỹ/tấn.
Khác với lần trước, NFA đã cho bỏ thầu lại để các nhà cung cấp giảm giá xuống, nhưng lần này họ đã không làm như vậy.
Điều đáng nói hơn, chiêu 'ép giá' của Philippines lần này không phải là mới và cách ứng phó dễ thấy trong thời gian qua của doanh nghiệp Việt Nam là hạ giá.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Luật DN mới: Cải cách đột phá thành rắc rối quá
- Cước vận tải Việt Nam đắt nhất khu vực?
- Không trông đợi gì từ báo cáo về tăng giá điện của EVN
- Bộ Giao thông thúc giục giảm giá vận tải theo xăng
- Hệ thống Big C Việt Nam chưa hoàn thành quá trình chuyển nhượng
- Sau điều chỉnh giá, quỹ bình ổn của Petrolimex cộng thêm 90 tỷ đồng
- Giá điện Việt Nam thấp hơn 50% so với các quốc gia trong APEC
- Tình huống chưa từng có: Điện lực ăn đong từng ngày
- Nhiệt điện lâm nguy, EVN cầm cự 15 ngày
- Trung tâm thương mại quá nhiều
Nâng ngực nội soi hiện đang là một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng nhờ hiệu quả thẩm mỹ cao và ít gây tổn thương. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn băn khoăn liệu phương pháp...
Nâng Ngực Nội Soi Có Để Lại Sẹo...