Giá xăng dầu đã liên tiếp điều chỉnh tăng trong thời gian qua cho dù giá xăng dầu thế giới đã bắt đầu có xu hướng giảm. Giữa bối cảnh điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường vẫn đang là bài toán đầy thách thức đặt ra với nhà quản lý, và người tiêu dùng “chịu thiệt” nhiều hơn trước mỗi lần tăng giá xăng dầu, thì nhiều DN kinh doanh xăng dầu báo lãi khủng.Lợi nhuận kinh doanh xăng dầu rơi vào túi ai xem ra vẫn chỉ là câu hỏi bỏ ngỏ?



Nghị định 83 về điều hành kinh doanh xăng dầu ra đời với mục đích, thiết lập một thị trường xăng dầu theo cơ chế thị trường. Song khi vấn đề này được đặt ra với Bộ Công Thương – cơ quan chính điều hành giá xăng dầu, thì câu trả lời của vị đại diện Bộ này lại rất “bâng quơ” rằng: “Chờ một ngày đẹp trời!”



Tăng giảm “phi thị trường”?



Và trong lúc chờ đợi cái ngày đẹp trời ấy đến, thì chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu 15 ngày trong thời gian qua, đã lại đến không ít tâm trạng, dù có kỳ vọng nhưng phần lớn là nỗi thấp thỏm, lo âu hay có lúc là sự “choáng váng” khi mỗi lần giá xăng dầu được điều chỉnh. Có lúc, người tiêu dùng “choáng” bởi giá xăng dầu giảm chưa được bao lâu, với mức khiêm tốn, thì đã lại tăng trở lại với mức rất “sốc”, lên tới 2.000 đồng/lít vào đầu tháng 5. Hay cũng có lúc, với chiều giảm của giá xăng dầu thế giới, người tiêu dùng đã kỳ vọng đợt điều chỉnh ngày 4/6 vừa qua giá sẽ giảm, song xăng dầu vẫn… đứng giá, hay chỉ được giảm rất… nhỏ giọt. Chưa thấy ngày đẹp trời đâu, nhưng đến giờ thì cả người tiêu dùng và DN, những đơn vị sư dụng xăng dầu nhiều nhất, lúc nào cũng phải “choáng”, “sốc”, “buồn” với giá xăng dầu. Đến nỗi, sự tăng giảm “phi thị trường” của xăng dầu thời gian qua cũng phải “đốt nóng” nghị trường Quốc hội.Đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) lập luận rằng trong khi cơ quan điều hành giá xăng dầu lấy nguyên nhân tăng giá xăng dầu trong nước chủ yếu là do giá thế giới tăng. Song theo thông tin mà vị đại biểu này có được, thì có những thời điểm giá xăng dầu thế giới giảm, nhưng giá xăng dầu trong nước không giảm theo, mà thậm chí còn tăng. Dẫn chứng, từ ngày 5/5 đến 20/5, trong chu kỳ 15 ngày, giá dầu thô trên thị trường thế giới đã giảm từ 60,6 USD/thùng xuống 58,72 USD/thùng, nhưng tại Việt Nam giá xăng A92 lại không những không giảm, mà còn tăng từ 19.230 đồng/lít lên 20.340 đồng/lít. Từ vấn đề điều hành giá xăng dầu, đại biểu .Trường cũng đặt nghi vấn về tính hiệu quả của việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu, khi quỹ này chưa đáp ứng được vai trò bình ổn giá xăng, dầu khi có biến động, cũng như việc công khai, minh bạch giá việc sử dụng quỹ này. Cũng chung nỗi bức xúc với câu chuyện giá xăng dầu, đại biểu NguyễnVăn Hiến (Bà Rịa – Vũng Tàu), cho rằng cơ cấu giá cơ sở hiện nay đang làm lợi cho các DN, trong khi người tiêu dùng phải chịu thiệt. Phân tích cụ thể, hiện giá cơ sở bao gồm nhiều thành tố, trong đó có chi phí định mức hiện nay được quy định là 1.050 đồng/lít xăng và 950 đồng/lít dầu, nên nếu chi phí định mức tăng thêm 100 đồng/lít theo đề xuất của DN kinh doanh xăng dầu, thì người tiêu dùng sẽ phải gánh thêm 1.600 tỷ đồng/năm. Cộng thêm lợi nhuận được mặc định 300 đồng/lít, người tiêu dùng mặc nhiên trả lãi 4.800 tỷ và cộng dồn hai khoản trên lên tới 6.400 tỷ đồng.Theo đại biểu Hiến, sự bất hợp lý, sự sơ hở trong cơ chế điều hành này khiến cho dư luận phải “ngã ngửa” mỗi lần DN xăng dầu công bố lợi nhuận, và tính minh bạch, công bằng, đảm bảo hài hòa, lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng chưa thực sự được đảm bảo. Những băn khoăn và lo ngại của các đại biểu Quốc hội không phải là không có cơ sở, khi mà giữa lúc giá xăng dầu tăng lên “chóng mặt” thì những ông lớn kinh doanh xăng dầu lại liên tục báo lãi, với mức lãi khủng. Đầu tháng 5, giữa lúc người tiêu dùng và DN lo ngại việc tăng Thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng dầu tăng tới 300% có thể tạo sức ép lên giá xăng dầu, thì Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – DN chiếm tới 48% thị phần – công bố lợi nhuận quý I (sau thuế) tăng tơgần 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo báo cáo tài chính của DN này, việc giá xăng dầu thế giới tăng trở lại, cơ chế điều hành theo Nghị định 83, yêu cầu DN đầu mối dự trữ lưu thông bắt buộc trong 30 ngày, đã giúp Petrolimex lãi lớn.



DN “ăn” lợi nhuận lớn?



Những bất hợp lý trong điều hành kinh doanh xăng dầu khiến cho người tiêu dùng thì thiệt thòi, DN lãi lớn, đã khiến cho đại biểu Thân Đức Nam (Tp. Đà Nẵng) phải đưa ra đề nghị thẳng thắn với Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại phiên chất vấn cuối tuấn trước rằng: “Kinh doanh xăng, dầu của nước ta không theo cơ chế của thị trường mà Nhà nước vẫn quản lý giá là không đúng với vậnhành của thị trường. Tôi đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ Công Thương có giải pháp gì tham mưu cho Chính phủ chuyển cơ chế điều hành xăng, dầu như hiện nay sang cơ chế thị trường giống như các nước trong khu vực. Đề nghị nếu chúng ta chuyển thì khi nào cơ chế thị trường để người tiêu dùng được hưởng và có quyền lựa chọn mua xăng, dầu”. Tuy nhiên, những băn khoăn: bao giờ giá xăng dầu theo thị trường, bao giờ người tiêu dùng được lựa chọn mua xăng dầu, và bao giờ người tiêu dùng được hưởng lợi, được bình đẳng thì vẫn chưa thực sự được người đứng đầu ngành công thương giải đáp thoả đáng. Cho rằng Nghị định 83 đã từng bước đưa hoạt động nhập khẩukinh doanh xăng dầu đi vào đúng lộ trình giá thị trường và có tính đến yếu tố quản lý nhà nước, song Bộ trưởng lại khẳng định giá xăng dầu trên thế giới chỉ để… tham khảo và căn cứ. Bởi giá xăng dầu còn được quyết định bởi những yếu tố như chênh lệch về thời gian, vận chuyển, tính không tương thích giữa giá dầu thô và giá xăng dầu thành phẩm…Trong khi cách tính giá xăng dầu trong nước hiện nay là theo giá thành phẩm, nên dù giá dầu thô thế giới giảm nhưng giá thành phẩm tăng thì giá trong nước cũng phải tăng theo. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận cần phải tiếp tục nghiên cứu để hoàn chỉnh cơ chế điều hành xăng dầu, trong đó vấn đề xác định giá cơ sở, với chi phí định mức và lợnhuận định mức là yếu tố rất quan trọng. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, trước đề xuất của DN điều chỉnh tăng các chi phí kinh doanh định mức, hai Bộ hiện đang rà soát, tính toán lại mức phù hợp. Hiện với 70% xăng dầu nhập khẩu, giá trong nước luôn chịu tác động giá xăng dầu thành phẩm, nên DN đang chịu tác động bởi nhiều yếu tố khiến chi phí đầu vào biến động. Bao gồm: giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày với các chi phí về bảo hiểm, vận chuyển; các loại thuế phí; tỷ giá ngoại tệ; chi phí kinh doanh định mức bao gồm phí vận chuyển trong nội địa, chi phí khấu hao của doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí bảo quản, chi phí công cụ, dụng cụ. Do đó, Bộ trưởng cho biết việc thường xuyên rà soát để điều chỉnh, đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng được thực hiện thường xuyên. Trước nỗi lo lắng của các đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng thừa nhận: “Lợi nhuận DN xăng dầu lớn quá”. Do đó, việc tạo ra một thị trường công khai, minh bạch là cần thiết để có cơ chế giá theo thị trường. Theo đó, cần minh bạch tất cả đầu vào của sản phẩm, hạch toán sản phẩm, tất cả giá đầu ra của sản phẩm, thông qua công bố của DN, của cơ quan quản lý nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng.







Ông Ngô Trí Long,

Chuyên gia kinh tế tài chính – giá cả

-------------------------------

Cơ quan điều hành khi muốn điều chỉnh thuế tăng lên hoặc điều chỉnh giá xăng tăng lên thường so sánh với các nước trong khu vực và cho rằng giá của ta thấp hơn. Nhưng tại sao chúng ta lại không so sánh với những nước có điều kiện kinh tế thị trường phát triển, như Mỹ. Tại thời điểm hiện nay, giá xăng ở Mỹ gần 17.000 đồng/lít, trong khi Việt Nam lại trên 20.000 đồng/lít. Tại sao như vậy, phải chăng chính sách thuế và phí của chúng ta quá lớn.






Cẩm An












Theo stockbiz.vn