-
06-12-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Sự thật công nghiệp điện tử Việt Nam nhắm ngôi đầu ASEAN
Chính sách của VN đang trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài.
Vì thế, càng khuyến khích dùng hàng trong nước thì càng có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài - PGS.TS Phương Ngọc Thạch - PCT Hội khoa học kinh tế và quản lý TpHCM chia sẻ.
PV:- Thưa ông, Giám đốc Marketing của LG Electronics (Thailand) đánh giá: Công nghiệp điện tử Việt Nam nhắm ngôi vị số 1 ASEAN. Lời tiên đoán đến từ một giám đốc Thái Lan này có thể giải thích như thế nào? Nếu Việt Nam có đạt đến ngôi vị số 1 thì 'ngai vàng' này có bao nhiêu phần đóng góp của Việt Nam, thưa ông?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Hiện nay ngành điện tử Việt Nam là ngành công nghiệp mũi nhọn.
Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử.
Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành công nghệ thông tin (CNTT), nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI, còn các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại.
Vừa qua, Samsung cho biết trong số 90 DN vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ DN Việt Nam cung cấp cho Samsung chỉ được dưới 10% (tức là khoảng 6 - 7 DN), đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì. Những linh kiện, phụ tùng đòi hỏi độ chính xác cao thì chủ yếu là nhập khẩu hoặc do DN FDI trong nước cung cấp.
So sánh số linh kiện, nguyên phụ liệu nội địa cung ứng cho sản phẩm công nghiệp, trong khi Trung Quốc và Thái Lan chiếm 50-60% thì Việt Nam lại chỉ chiếm 27,8% giá trị sản lượng công nghiệp.
PV:- Không thể phủ nhận thành tích xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam trong mấy năm gần đây, tuy nhiên, với những chính sách ưu đãi FDI và sự vắng bóng gần như hoàn toàn của doanh nghiệp Việt trong công nghiệp phụ trợ, phần Việt Nam có được từ thành tích này là gì?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Theo báo cáo của Tổng cục thống kê (GSO), năm 2013, tỉ trọng xuất khẩu ngành điện tử đạt khoảng 32,2 tỉ USD, tăng 57% và đứng đầu trong các ngành xuất khẩu của Việt Nam. Công nghiệp điện tử Việt Nam đã đáp ứng được nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm tiêu dùng và các sản phẩm xuất khẩu ra gần 50 quốc gia trong khu vực và trên thế giới, song giá trị gia tăng của Việt Nam vẫn chỉ ở con số từ 10-15% từ sức lao động cơ bắp rẻ mạt.
Công nghiệp điện tử có “thành tích” đóng góp cho xuất khẩu, cho giải quyết việc làm. Xuất khẩu cao song đóng góp cho GDP và ngân sách quá ít. Giải quyết việc làm cho số ít lao động tạo ra giá trị gia tăng thấp với đồng lương thấp.
PV:- Thực chất, vấn đề công nghiệp phụ trợ đã được bàn luận nhiều trong thời gian gần đây, từ cấp doanh nghiệp cho tới cấp quản lý vĩ mô. Ông có kỳ vọng có sự một sự đột phá để doanh nghiệp Việt nhận được việc cung cấp linh kiện cho các DN nước ngoài hay không? Ông lường trước khó khăn của sự chuyển mình này sẽ thế nào, khi mà các doanh nghiệp nước ngoài đã tính toán sản xuất hàng phụ trợ tại Việt Nam?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch:- Thực chất, vấn đề công nghiệp phụ trợ đã được đề cập từ trước đây, trong thời gian gần đây bàn luận nhiều.
Nền công nghiệp quá thiên lệch về nhập khẩu để gia công lắp ráp, chưa đẩy mạnh sản xuất nội địa, gần như không có công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ yếu kém, nghèo nàn và giản đơn, đã hạn chế sự phát triển ngành công nghiệp nước ta.
Chính sách của Nhà nước đóng vai trò quyết định về xây dựng và phát triển công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ, song các chính sách không ổn định, thiếu nhất quán, không đúng hướng, thiếu trọng tâm đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển công nghiệp phụ trợ.
Chẳng hạn chính sách thuế giảm trừ VAT cho hàng xuất khẩu trong khi hàng trong nước cũng như vậy lại không được giảm trừ khiến đẩy giá thành lên cao. Điều này có ý nghĩa chính sách của VN trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài. Càng khuyến khích dùng hàng trong nước thì càng có lợi cho doanh nghiệp nước ngoài vì Việt Nam nhập từ nguyên vật liệu đầu vào cho đến máy móc thiết bị.
Cần đưa ra chính sách có lợi cho người tiêu dùng trong nước và các doanh nghiệp trong nước. Không thể ưu đãi FDI quá mức, hãy tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân trong nước. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN sản xuất linh kiện phụ trợ cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, các giải pháp về cơ chế chính sách để hỗ trợ các DN, đồng thời cũng phải lựa chọn những lĩnh vực mà DN Việt Nam có ưu thế cạnh tranh.
Việt Nam không thiếu gì nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn vốn phát triển công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước, vấn đề là phải có chính sách thu hút chất xám và thu hút vốn, không chỉ bằng lời nói hay mà phải bằng hành động vì dân vì nước.
Cần xác định sản phẩm chủ lực để định hướng chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó làm cơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp. Không phải sản xuất tất cả các linh kiện, phụ tùng mà chỉ tập trung vào những linh kiện phụ tùng đòi hỏi công nghệ cao, vốn lớn.
Kinh nghiệm từ 2 quốc gia Hàn Quốc và Nhật Bản, lúc đầu các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ phải thực hiện song song nhiệm vụ cung ứng linh kiện cho các nhà sản xuất, lắp ráp sản phẩm, tạo ra một quy trình khép kín đảm bảo đầu vào và đầu ra để sinh lợi cao nhất. Sau đó các nước này chủ yếu dựa vào công nghiệp phụ trợ của các nước nhận đầu tư, nước ngoài để có linh kiện phụ tùng rẻ, chất lượng tốt, nếu tự sản xuất không hiệu quả do sức lao động của các nước này ngày càng cao.
PV:- Xin cảm ơn PGS đã trả lời báo Đất Việt!
Vũ Lan
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Hà Nội trước thềm gia nhập AEC: Thời cơ nhiều, thách thức lớn
- Khoáng sản ‘tự ăn thịt mình’
- Financial Times: Thị trường Việt Nam thành điểm sáng thu hút dòng vốn quốc tế
- Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước 'bất ngờ' bị lộ
- Việt Nam nằm trong tốp 5 nước có giá trị đầu tư lớn nhất tại Campuchia
- Bộ Tài chính lên tiếng về đề xuất lùi thời hạn thu phí các trạm BOT
- Central Group đã thâu tóm xong Pico?
- Chuyên gia Bùi Trinh: Công nghiệp không nên là mũi nhọn của Việt Nam
- Los Angeles Times: Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài
- [Chart] Thâm hụt thương mại giảm nhờ xuất siêu 500 triệu USD trong tháng 10
căn hộ chung cư Vista Verde xây dựng bởi Capitaland và Thiên Đức. sản phẩm tốt nhất đẳng cấp sống mái ấm yêu thương. bán căn hộ Vista Verde sản phẩm tốt nhất khu hiện đại nằm giữa trung tâm. dự án...
Khu chung cư cao cấp Vista Verde...