-
06-10-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
VN tặng nước ngoài thị trường nội địa: ‘Tham bát bỏ mâm’
Một nền kinh tế nếu để mất cả thị trường tiêu thụ nội địa lẫn thị trường xuất khẩu coi như nền kinh tế “thua trận”.
Bỏ trống trận địa từ lâu
Là người thực hiện nghiên cứu về thị trường bán lẻ nội địa từ năm 2003, TS Thân Danh Phúc – ĐH Ngoại thương đã chỉ ra VN đang bỏ trống thị trường nội địa. Thậm chí dâng tặng thị trường nông thôn cho doanh nghiệp nước ngoài, mời họ vào rất tự nhiên, ‘êm ái’.
Theo nhận định, đây không phải là sự thờ ơ với thị trường nội địa (TTNĐ) của riêng một doanh nghiệp hay lĩnh vực nào. Cách đây cả chục năm, trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 của Bộ Công nghiệp và chiến lược “tăng tốc” phát triển ngành dệt may VN đến năm 2010 của tổng công ty hầu như không nhắc đến vấn đề phát triển TTNĐ.
Tới nay, hàng hóa, sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam không còn là 60% nữa, mà đã chiếm ưu thế lấn át hàng Việt.
Theo ông Phúc, không vội đưa ra con số thống kê, chỉ cần làm một khảo sát nhỏ tại các chợ nông thôn sẽ có kết quả ngay có hay không sự xuất hiện hiếm hoi của sản phẩm có xuất xứ Việt Nam?.
Không nói tới hàng công nghiệp vì lĩnh vực này hiện nay VN đã thua trắng, thua cả Thái Lan. Nhưng hàng tiêu dùng hầu hết đều là hàng Trung Quốc.
Hơn nữa, hàng Trung Quốc không chỉ len lỏi trong các siêu thị, ngoài chợ mà có mặt ở hầu hết các khu vực từ nông thôn tới thành thị, từ Bắc vào Nam. Thương nhân Trung Quốc tới tận nơi sản xuất, các cơ sở nông nghiệp, thủy sản, khu công nghiệp… đâu đâu cũng có nhà thương lái làm thuê cho Trung Quốc.
Nếu chia theo lát cắt lãnh thổ, có thể thấy sự xuất hiện của hàng hóa, doanh nghiệp, dự án Trung Quôc trải dài khắp cả nước. Tức là thị trường bán lẻ mà cụ thể ở đây là thị trường nông thôn đã Đây là thực tế đòi hỏi cơ quan quản lý phải xem lại. Vì sao hàng nước ngoài vào dễ, hàng ta khó đi? Vì sao có đủ ban bệ, chính sách nhưng không đi vào thực tế? Đây là điểm yếu bên trong và là cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài tràn vào.
Lý giải nguyên nhân hàng Việt vắng bóng hoặc chịu lép vế trên sân nhà, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội thị trường bán lẻ Hà Nội nhận định:
Thứ nhất, quy mô sản xuất manh mún, chất lượng không ổn định, năng suất thấp, giá thành cao. Không cạnh tranh được.
Thứ hai, hệ thống phân phối bị đứt đoạn, qua nhiều khâu trung gian. Một quả trứng, ở Hải Dương có 1.400 đồng, vào siêu thị là 4.900 đồng. Gấp đôi, gấp ba. Đó là nghịch lý.
Đường xuất khẩu 11.000 đồng, bán lẻ là 19.000-21.000 đồng. Gạo xuất khẩu ở cửa khẩu trung quốc là 11.000 đồng, trong nước là 14.000-16.000 đồng. Nông sản luôn lặp lại điệp khúc được mùa rớt giá.
Thứ ba, chính sách của nhà nước chưa đầy đủ. Đầu tư vào nông nghiệp ngày càng giảm, không được quan tâm đúng mức (trước là 3% giờ còn có 2,8%).
Thứ tư, cải cách hành chính kém. Phí lệ phí đổ lên đầu người nông dân quá lớn. Theo thống kê hiện nay có khoảng 300 loại phí, lệ phí đổ đầu các doanh nghiệp. 92 loại thuế phí người dân phải gánh. Đầu tư cho an toàn thực phẩm bằng 1/36 của Thái Lan, bằng 1/136 của Mỹ, nhưng lại đòi hỏi có sản phẩm sạch. Là chính sách vĩ mô có vấn đề.
Cuối cũng là liên kết. Sản xuất với sản xuất, phân phối với phân phối khâu nào cũng muốn mình được lợi tối đa, không quan tâm tới lợi ích của những khâu liên kết. Cuối cùng người sản xuất thiệt, người tiêu dùng cũng thiệt chỉ khâu trung gian được lợi.
Chỉ nhìn vào đó đã hiểu vì sao sản phẩm hàng hóa của Việt Nam lại sớm thua trên sân nhà. Thời gian tới khi Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do TPP, cộng đồng kinh tế ASEAN, thuế suất nhập khẩu bằng 0, sản phẩm của Việt Nam khó có cơ hội cạnh tranh. Nhất là trong bối cảnh thị trường bán lẻ đã rơi hầu hết vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. DN Việt chủ yếu đi làm thuê.
Ông Phú nói thẳng, tất cả là nghịch lý do cơ chế, chính sách không phù hợp. Nguồn lực nhà nước phân bổ không đồng đều. Đầu tư vào thị trường nội địa quá ít, cả 10 năm nay không được quan tâm. Chợ không ra chợ, không có sự quan tâm. Đất đai, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Doanh số bán lẻ hàng nước ngoài gấp 20 lần hàng Việt Nam
Mặc dù hiện nay báo cáo của các địa phương hầu hết đều cho rằng 80% hàng hóa Việt đã có mặt tại các siêu thị. Đây được xem là tín hiệu vui, là cơ hội khẳng định doanh nghiệp trong nước đang dần chiếm lĩnh lại thị trường nội địa. Tuy nhiên, bản chất phải hiểu thế nào?
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, 80% hàng Việt nhưng cái tỉ lệ Việt gắn mác sản phẩm Việt không được bao nhiêu. Đa số đều là hàng Việt liên doanh, nguyên vật liệu phải đi nhập, doanh nghiệp chỉ gia công.
Hơn nữa, dù nắm tới 80% thị phần nhưng các doanh nghiệp Việt vẫn lo ngay ngáy. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan sau khi thực hiện xong các phi vụ thâu tóm thị trường bán lẻ của Việt Nam đã bắt đầu chiến dịch đưa hàng ngoại vào siêu thị. Ngay tại Lotte (Hàn Quốc), rất nhiều hàng hóa Hàn Quốc đã bày bán thay kệ sản phẩm của Việt Nam. Cảnh báo nguy cơ 80% thị phần sẽ rơi xuống còn 60% hay 50% là nguy cơ nhãn tiền đang nhìn thấy ngay.
Đáng buồn, trong một lần trao đổi mới đây, lãnh đạo ngành công thương còn mơ hồ nắm bắt thông tin, số liệu về thị trường trong nước. Vị lãnh đạo ấy rất tự tin cho biết, dù thực hiện các cuộc thâu tóm hệ thống phân phối bán lẻ ngoạn mục nhưng các điểm bán hàng của nước ngoài cũng chỉ chiếm 3,4%. Tuy nhiên, thực tế điểm bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài ít nhưng lại chiếm tới 40% thị phần bán lẻ và doanh số bán lẻ một điểm gấp 20 lần doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Phú cho rằng, nếu tiếp tục nhận định mơ hồ và sản xuất trong nước không được cải thiện thì nền kinh tế phụ thuộc là hiển nhiên. Khi đó, làm thuê cho doanh nghiệp nước ngoài cũng khó.
‘Tham bát bỏ mâm’
Khẳng định cơ hội thay đổi nằm trong tay các nhà quản lý và các doanh nghiệp. Ông Phú nhấn mạnh, quan trọng là yếu tố con người. Có biết nắm bắt cơ hội, có quyết tâm thay đổi và có muốn thay đổi hay không.
Ông Phú cho rằng, với những bất cập hiện nay khiến hàng hóa Việt Nam tự nhận thua trên các mặt trận. Nếu không thay đổi, mục tiêu đánh bật sản phẩm nước nào để chiếm lĩnh thị trường nào nó giống như một câu chuyện cổ tích.
Điều cần làm lúc này là cố gắng giữ vững thị phần hiện nay. Việt Nam đã để mất thời cơ từ những năm 2007. Tới đây nếu để mất cơ hội một lần nữa thì các nhà quản lý, hoạch định chính sách đã có tội với dân.
Một nền kinh tế nếu để mất cả thị trường tiêu thụ nội địa lẫn thị trường xuất khẩu coi như nền kinh tế “chết”. Trong khi trên thực tế thị trường nội địa đã được dâng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu hộ, Việt Nam chỉ gia công, làm thuê.
Tất cả những nghịch lý trên theo ông Phú đều do chúng ta “tham bát bỏ mâm”, làm ăn chộp giật, không quan tâm tới người nghèo.
Vũ Lan
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Nông nghiệp Việt “đón sóng” TPP - Bài 4: Thủy sản lo ngay từ “gốc”
- Doanh thu tháng Một của Tập đoàn Dầu khí chỉ đạt 74% kế hoạch
- Áp thuế tự vệ có thể khiến người dân mua rẻ thành đắt
- Giá dầu giảm, ngân sách hụt thu... 32.000 tỷ đồng
- Giá xăng tiếp tục tăng hơn 500 đồng
- Báo cáo việc ngành thép đối mặt với hàng nhập khẩu giá rẻ
- Tháo chốt hãm dự án BOT ngành điện
- Petrolimex lãi quý II gấp gần 3 lần cùng kỳ, khoản vay ngoại tệ tăng 3.500 tỷ đồng
- Không thể truy thu thuế với Sabeco
- Việt Nam kiện Indonesia về thuế tôn lạnh
Vòng đeo dương vật (hay còn gọi là "cock ring") là một dụng cụ phổ biến trong đời sống dục tình, được thiết kế để tăng cường trải nghiệm dục tình cho cả nam và nữ. Dưới đây là một số thông tin khích...
Vòng đeo dương vật và những điều...