Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm – thức uống (F&B) và các doanh nghiệp lắp ráp ô-tô trong nước sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi một số Hiệp định Thương mại được ký kết.



CTCP Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) đã có những nhận định về tác động của các Hiệp định Tự do Thương mại đến một số ngành công nghiệp trong nước. Theo đó, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm – thức uống và các doanh nghiệp lắp ráp ô-tô trong nước được cho là sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi một số Hiệp định Thương mại được ký kết.



ATIGA là mối đe dọa lớn đối với các DN lắp ráp ôtô trong nước



Ngành ôtô sẽ đối mặt với nhiều bất lợi khi ATIGA (Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN) yêu cầu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xe hơi và xe tải từ các nước ASEAN giai đoạn 2015- 2018.



Áp lực đối với các doanh nghiệp lắp ráp ô-tô trong nước từ ATIGA khi 20% lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam (tính theo số lượng) đến từ Thái Lan, nơi sản xuất và lắp ráp nhiều thương hiệu xe được ưa chuông ở Việt Nam như Toyota, Ford hoặc Nissan.



Trong khi đó, biểu thuế nhập khẩu giai đoạn 2015 – 2018 yêu cầu Việt Nam phải áp dụng mức thuế thấp hơn nhiều so mức thông thường cho xe hơi và xe tải nhập từ các nước ASEAN bắt đầu từ năm 2016.



Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam – Hàn Quốc cũng có thể dẫn đến mức giảm thuế sâu hơn đối với xe hơi và xe tải Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.



Hiện tại, hàng hóa Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang được hưởng thuế ưu đãi theo Hiệp định Tự do Thương mại ASEAN – Hàn Quốc, nhưng xe hơi nguyên chiếc nhập khẩu từ Hàn Quốc như Huyndai và KIA vẫn đang nằm trong danh mục hàng hóa nhạy cảm nên không không được ưu đãi thuế.



Các nước xuất khẩu CBU chính vào Việt Nam - Thái Lan có vai trò lớn





Ngành F&B sẽ đối mặt với cạnh tranh gay gắt hơn



Nguyên liệu đầu vào cho ngành F&B hiện đang được nhập khầu với mức thuế suất thấp. Trái lại, các doanh nghiệp trong nước đang được bảo vệ nhờ mức thuế nhập khẩu khá cao đối với các mặt hàng thực phẩm hoặc thức uống cho tiêu dùng trực tiếp nhập khẩu từ nước ngoài. Trong bối cảnh người tiêu dung Việt Nam khá chuộng hàng ngoại nhập, việt giảm thuế suất nhập khẩu đối với các mặt hàng này sẽ đưa các doanh ngiệp F&B trong nước vào thế cạnh tranh khốc liệt hơn.



Hàng hóa nhập khẩu sử dụng cho tiêu dùng trực tiếp đang chịu mức thuế nhập khẩu vào Việt Nam khá cao. Khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn khá ưa chuộng các sản phẩm ngoại nhập (đặc biệt là các sản phẩm từ EU và Mỹ), chính sách này nhằm hạn chế nhập khẩu và bảo vệ ngành F&B nội địa.



Do đó, việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan theo yêu cầu cùa TPP và VN-EU FTA có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các công ty F&B trong nước. Ví dụ, thức ăn cho trẻ sơ sinh và sản phẩm sữa có xuất xứ từ Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam phải chịu mức thuế suất dao động từ 10- 40%. Các mặt hàng bánh kẹo cũng chịu mức thuế khá cao.





Mức áp thuế của Việt Nam đối với một số sản phẩm có nguồn gốc từ Mỹ



Cùng với tâm lý ưa chuộng hàng hóa nguồn gốc phương Tây của người tiêu dùng Việt, miễn giảm thuế đối với các loại thực phẩm chế biến sẵn đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành F&B sẽ trở nên gay gắt hơn nếu TPP và VN-EUFTA được ký kết.



Cũng có một số lo ngại về sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường sữa bột cho trẻ sơ sinh đến từ việc giảm thuế nhập khẩu trong khi các nhãn hiệu của các công ty Âu-Mỹ như Mead Johnson và Abbot đều đang có thị phần khá lớn ở thị trường Việt Nam và cũng là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp sữa hàng đầu trong nước - Vinamilk (HSX: VNM).



Tuy nhiên, một yếu tố tích cực ở đây là phần lớn các sản phẩm này (của Mead Johnson và Abbot) đều được sản xuất ở Thái Lan và Singapore, và từ lâu nay vẫn được nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế khá thấp (khoảng 5%).



Bình An










Theo stockbiz.vn