-
06-02-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
HSBC: Việt Nam sẽ thâm hụt thương mại 3,5 tỷ USD trong năm 2015
Dù dự báo 2015 Việt Nam thâm hụt thương mại nhưng HSBC cho rằng tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ có thặng dư.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam công bố ngày 2/6, HSBC cho biết lĩnh vực sản suất Việt Nam đi ngược xu thế chung và nhu cầu nội địa vẫn hồi phục mạnh bất chấp những khó khăn khách quan, nhưng vẫn còn một số khó khăn trước mắt như nhập siêu tăng.
Đâu là những rủi ro của Việt Nam?
Theo phân tích của HSBC, kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt với 2 rủi ro chính.
Thứ nhất, nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam mặc dù tăng cao nhưng vẫn còn thấp hơn so với mức chuẩn quốc tế, tối thiểu3 tháng nhập khẩu.
Nhắc lại quan điểm của mình trong báo cáo lần trước, HSBC cho rằng nếu Chính phủ sử dụng dự trữ ngoại tệ để bù đắp cho những thiếu hụt vốn tài trợ, thanh khoản có thể trở thành một vấn đề đặc biệt trong thời điểm mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần sử dụng nguồn dự trữ này để ổn định đồng VND.
Thứ hai là vấn đề thâm hụt thương mại của Việt Nam. HSBC cho rằng nếu mức thâm hụt này vượt 10 tỷ USD, NHNN sẽ phải sử dụng một khoản đáng kể trong nguồn dự trữ của mình để hỗ trợ cho đồng VND.
Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại đã thâm hụt khoảng 3 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. HSBC dự báo con số thâm hụt sẽ đứng ở mức 3,5 tỷ USD cho cả năm 2015.
Nhưng dù thâm hụt như vậy, ngân hàng này cho rằng tài khoản vãng lai của Việt Nam sẽ vẫn “có một mức thặng dư nho nhỏ”.
Lĩnh vực sản xuất Việt Nam đi ngược xu thế chung
Báo cáo cho thấy trong khi các nước trong khu vực châu Á đều có Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất sụt giảm thì chỉ số này của Việt Nam lại tăng mạnh lên mức cao kỷ lục, bất chấp nhu cầu toàn cầu đang yếu đi.
Chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng từ 53,5 điểm lên 54,8 điểm trong tháng 5 – mức tăng cao nhất kể từ khi khảo sát PMI bắt đầu được thực hiện.
Năng lực cạnh tranh về chi phí lao động, việc cắt giảm thuế và cải thiện cơ sở hạ tầng đang là những yếu tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Tính từ đầu năm tới nay, vốn giải ngân FDI đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI (không tính sản phẩm dầu mỏ) đã tăng 18%.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước hoạt động không mấy hứng khởi do hàng hoá toàn cầu vào chu kỳ giảm giá, nợ cao, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc nâng cao năng suất bị hạn chế, và do đồng VND đang tăng giá. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước tiếp tục suy yếu, giảm 1,7% trong 5 tháng đầu năm
HSBC cho rằng chi phí lao động thấp là yếu tố quan trọng đối với việc các doanh nghiệp nhận được ngày càng nhiều đơn hàng hơn, từ ngành giày dép, dệt may đến thiết bị điện thoại.
Chỉ số phụ về sản lượng và đơn hàng mới trong PMI đã nhảy vọt từ mức 55,6 và 55 điểm lên tương ứng 56,7 và 57 điểm – một kết quả ấn tượng trong bối cảnh đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng chậm lại và chỉ số PMI của các nước tại châu Á đều giảm.
HSBC dự đoán sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới dù chỉ tăng nhẹ.
Trung Nghĩa
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Các nhà sản xuất dệt may đang chuyển hướng sang Đông Nam Á
- 8 tháng, Việt Nam nhập siêu 22,3 tỷ USD từ Trung Quốc
- Indonesia muốn mua 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam và Thái Lan
- Besra đào vàng, nợ thuế: Chờ báo cáo, không ai sai?
- Những câu hỏi quanh việc điều hành giá xăng dầu
- Kinh tế Việt Nam ra sao khi giá dầu về 30 USD một thùng
- Thực hiện mục tiêu tăng trưởng: Tránh thụ động!
- Vinacomin vẫn tìm vốn cho mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á
- Giá gas tiếp tục giảm hơn 20.000 đồng
- Cay đắng dự án thép tỷ đô: Phá sản là may
chung cư cao cấp Phúc Yên Prosper Phố Đông được phát triển bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Minh Hưng công viên dọc sông kiểu Châu Âu phù hợp đầu tư. bán căn hộ Phúc Yên Prosper...
Phúc Yên Prosper Phố Đông Khu căn...