-
06-02-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Việt Nam đang tự từ bỏ quyền bảo vệ sản xuất nội địa?
Mặc dù không còn nhiều công cụ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa do các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng Việt Nam dường như cũng chưa tận dụng hiệu quả các công cụ này.
Tại hội thảo “Không gian chính sách hỗ trợ các ngành kinh tế còn lại gì sau các FTA?” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng tổ chức phi chính phủ ActionAid tổ chức tại TPHCM hôm 1-6, một số diễn giả cho rằng công cụ thuế và các chính sách trợ cấp để hỗ trợ sản xuất nội địa đã không được sử dụng hiệu quả.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO (thuộc VCCI), cho đến nay, Việt Nam đã có nhiều cam kết khi tham gia WTO, thực hiện 8 FTA và vừa ký hai FTA (với Hàn Quốc, và liên minh kinh tế Á - Âu). Các cam kết WTO và FTA này tập trung vào bốn lĩnh vực là thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, và sở hữu trí tuệ (IP), do đó không gian chính sách trong bốn lĩnh vực này để hỗ trợ sản xuất trong nước đã bị hạn chế.
Chẳng hạn như về thương mại hàng hóa, công cụ thuế quan vẫn còn trong WTO vì Việt Nam chỉ cam kết giảm thuế chứ không xóa bỏ thuế, nhưng hầu như công cụ thuế quan không còn trong các FTA vì trong các FTA Việt Nam đều cam kết đưa hầu hết thuế về 0%. Hiện nay Việt Nam đang đàm phán FTA với gần 50 nước, và thuế là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước khó có thể sử dụng được trong tương lai.
Về biện pháp hỗ trợ bằng cách trợ cấp, như hỗ trợ tín dụng, hiện quy định trong WTO có hai loại là trợ cấp 'đèn đỏ' (trợ cấp cho những doanh nghiệp xuất khẩu, trợ cấp để doanh nghiệp dùng hàng nội địa thay vì nhập khẩu) đã bị cấm hoàn toàn, chỉ còn lại loại thứ hai là trợ cấp 'đèn vàng,' tức trợ cấp được phép nhưng vẫn có thể bị kiện.
Tuy nhiên, ngoài bốn lĩnh vực trên, không gian chính sách để Việt Nam hỗ trợ ngành sản xuất nội địa vẫn còn, mặc dù không nhiều, như các hàng rào kỹ thuật về vệ sinh dịch tễ, các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá… Bà Trang cho biết thêm, với những FTA đang đàm phán, như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), mức độ mở cửa và cam kết rộng hơn và sâu hơn, theo đó các công cụ bảo hộ cũng sẽ ít dần.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, chuyên gia nghiên cứu của Dự án NDS – ActionAid, hiện không gian chính sách mà Việt Nam có thể dùng đến để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, như ngành điện tử, không còn nhiều, do thuế suất đã được cắt giảm nhiều. Trong khi đó, không gian chính sách để Chính phủ hỗ trợ ngành như chế biến thực phẩm hiện có rộng hơn so với ngành điện tử, nhưng thuế nhập khẩu các mặt hàng này đang được Việt Nam cắt giảm rất nhanh, thậm chí nhanh hơn cả lộ trình cam kết của Việt Nam (trong WTO và các FTA).
Liên quan đến biện pháp trợ cấp 'đèn vàng' Việt Nam được phép áp dụng, hiện có 7 vụ kiện chống trợ cấp đối với hàng hóa của Việt Nam. Tuy nhiên, bà Nguyễn Hằng Nga (Cục Quản lý cạnh tranh - CLQCT) cho biết kinh nghiệm tìm hiểu các vụ việc này của Cục cho thấy, Việt Nam hay bị nước ngoài “bắt giò” vì những hỗ trợ này, nhưng trên thực tế doanh nghiệp Việt Nam không hưởng lợi cũng như không hay biết gì về hỗ trợ này.
Theo bà Nga, trong các vụ kiện chống trợ cấp, những chương trình trợ cấp của Việt Nam thường bị nước ngoài điều tra là cho vay với lãi suất ưu đãi (cho vay xuất khẩu lãi suất thấp được thực hiện bởi Ngân hàng VDB, hay cho vay ưu đãi thông qua các ngân hàng cổ phần thương mại nhà nước như BIDV, Vietinbank, hay hỗ trợ lãi suất cho hộ sản xuất – kinh doanh, và chương trình cho vay đối với các ngành nhằm thực hiện quy hoạch phát triển).
Một số chương trình trợ cấp khác cũng thường bị nước ngoài điều tra bao gồm trợ cấp dưới hình thức miễn giảm thuế; các chương trình liên quan đến việc Chính phủ miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước cho doanh nghiệp xuất khẩu...
“Tuy nhiên, trong khi xử lý các vụ việc này, chúng tôi phát hiện là có các chương trình trợ cấp Việt Nam đưa ra, nhưng không hiệu quả, nên doanh nghiệp bị điều tra trợ cấp cũng không biết đến chương trình này”, bà Nga cho biết.
Theo bà Nga, việc hỗ trợ, trợ cấp đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành sản xuất chủ lực hay các ngành khó khăn trong nước cho những nước đang phát triển như Việt Nam. Do đó, nếu thiết thực thì Việt Nam cũng nên trợ cấp, nhưng phải hiệu quả, tránh tràn lan. Và, doanh nghiệp khi nhận các trợ cấp này phải chuẩn bị sẵn tâm lý và nguồn lực, để chấp nhận đánh đổi khi bị kiện chống trợ cấp.
Chưa có ưu đãi gì cho ngành gỗ
Cũng tại hội thảo, ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, nói rằng theo ông biết thì Chính phủ có rất ít chính sách hỗ trợ cho ngành gỗ.
Chính phủ có Nghị định số 210/NĐ-CP ngày 19-12-2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó Chính phủ có dành hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế biến gỗ không được lợi gì, ngoài các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp để sản xuất tại các vùng này. “Tôi được biết chương trình này đã tạo điều kiện cho vài ba doanh nghiệp sản xuất gỗ MDF cỡ nhỏ,” ông Hạnh nói.
Ngoài ra, sau hơn một năm vận động của hiệp hội với sự giúp đỡ của Bộ Công Thương, tháng 6-2014, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong 10 ngành được quy hoạch có chế biến gỗ, nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành và đề cập đến ưu đãi.
Ông Hạnh cho biết thêm, cho đến nay chỉ có chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương tổ chức hàng năm cho khoảng 12 doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ triển lãm đồ gỗ, tuy nhiên chương trình này đã bị cắt trong năm nay.
T.Thu
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Giá xăng tăng: Điều hành thuế bất hợp lý
- VN tặng nước ngoài thị trường nội địa: ‘Tham bát bỏ mâm’
- Không khoan nhượng với sở hữu cổ phần vượt giới hạn
- Ba nỗi khổ của doanh nghiệp tư nhân
- “Chóng mặt” với giá thép
- Việt Nam đề nghị tham vấn việc Indonesia áp thuế tôn lạnh nhập khẩu
- Việt Nam chính thức ký FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu
- Yêu cầu thúc đẩy việc tiêu thụ xăng sinh học E5 trên toàn quốc
- Bộ Công Thương: Hệ số đàn hồi điện/GDP của ngành điện còn quá cao
- ANZ: Niềm tin người tiêu dùng Việt Nam lên cao nhất trong vòng 4 tháng
căn hộ chung cư Vista Verde xây dựng bởi Capitaland và Thiên Đức. sản phẩm tốt nhất đẳng cấp sống mái ấm yêu thương. bán căn hộ Vista Verde sản phẩm tốt nhất khu hiện đại nằm giữa trung tâm. dự án...
Khu chung cư cao cấp Vista Verde...