Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) do ngân hàng HSBC và Markit Economics khảo sát cho thấy ngành sản xuất của Việt nam đã tăng trưởng trong tháng 5/2015.



Sự gia tăng nhu cầu đã khiến số lượng đơn đặt hàng và sản lượng ngành này tăng kỷ lục. Theo HSBC, tỷ lệ việc làm mới trong ngành cũng tăng mạnh. Trong khi đó, chi phí đầu vào của ngành sản xuất đã tăng lần đầu tiên trong 7 tháng qua, nhưng các doanh nghiệp sản xuất vẫn tiếp tục giảm giá thành phẩm.



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/1562015-06-01094526.png' rel='gallery' title='
Việt Nam: PMI tháng 5/2015 cao kỷ lục, lên 54,8 điểm '></a>



Theo báo cáo của HSBC, chỉ số PMI của Việt Nam tăng tháng thứ 2 liên tiếp từ 53,5 điểm vào tháng 4/2015 lên 54,8 điểm vào tháng 5/2015. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 4/2011. Điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất tại Việt Nam đã liên tục được cải thiện trong vòng 21 tháng qua.



Tăng trưởng trong nhu cầu trong ngành sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp mới tham gia tăng lên mức kỷ lục. Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng tăng mạnh và sản lượng tăng trưởng 20 tháng liên tiếp với tốc độ nhanh nhất từ trước đến này.



Ngân hàng HSBC nhận định tăng trưởng lao động ngành sản xuất của Việt Nam đang ổn định và ở mức cao nhất kể từ tháng 1/2015.



Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã tăng lần đầu tiên sau 6 tháng qua. Nguyên nhân chính là sự gia tăng giá dầu mỏ, điện cũng như sự giảm giá của Việt Nam đồng (VND) so với USD. Theo HSBC, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam sẽ chỉ tăng ở mức tối thiểu và các doanh nghiệp sẽ tiếp tục giảm giá thành sản phẩm để cạnh tranh.



Gia tăng sản lượng sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu mua vào nguyên vật liệu của các doanh nghiệp. Do đó, hoạt động thu mua của ngành sản xuất tháng 5/2015 tăng mạnh với tốc độ cao nhất trong 4 năm, kể từ khi HSBC bắt đầu thu thập số liệu về PMI Việt Nam.



Hoàng Nam










Theo stockbiz.vn