Nhập siêu của Việt Nam tăng lên gần 3,7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng vọt so với con số nhập siêu 2,07 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm. Điều này có thực sự đáng lo ngại?



Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu 5 tháng ước tính đạt 66,2 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng khu vực FDI ước 39,7 tỷ USD, tăng 23,2% và chiếm 60% tổng kim ngạch.



Theo lý giải của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân nhập siêu cao chủ yếu là do nhu cầu đầu tư hạ tầng nhiều công trình, nhu cầu sản xuất nên máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ đang tăng khá. Tuy nhiên, điều lo ngại là trong tổng số nhập siêu của Việt Nam 5 tháng đầu năm nay, tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc đang chiếm tỉ trọng lớn - điều mà không phải bây giờ mới được cảnh báo.



Theo TS.Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thâm hụt thương mại thời gian qua phản ánh cơ cấu kinh tế Việt Nam còn thiếu bền vững bởi bên cạnh lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên… thì sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào bên trung gian, đặc biệt là Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa đủ năng lực cạnh tranh để tham gia vào các mạng sản xuất, chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp FDI…



Rõ ràng, nhập siêu chưa phải là vấn đề quá lo lắng đối với một nền kinh tế được cho là gia công để xuất khẩu là động lực chính của nền tế như Việt Nam. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là cứ đề đà này tiếp diễn mà không cần giải pháp cân bằng. Đã đến lúc cần xây dựng hệ thống các ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là việc tự chủ được khâu nguyên liệu ở các mặt hàng chính như dệt may, da giầy, máy móc thiết bị… đặc biệt cần tránh phụ thuộc vào một thị trường như Trung Quốc, thay bằng mở rộng nhập khẩu máy móc thiết bị từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn từ Mỹ, EU, Nhật Bản… để tận dụng các FTA đã và đang chuẩn bị ký kết, đặc biệt là TPP…



Quốc Anh










Theo stockbiz.vn