-
09-02-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Mối lo Trung Quốc lại khiến phố Wall lao dốc
3 chỉ số chính của chứng khoán Mỹ hôm qua giảm gần 3% sau số liệu sản xuất yếu kém tại Trung Quốc.
Chốt phiên vừa qua, Dow Jones Industrial Average mất 2,8%, S&P 500 giảm 3% và Nasdaq cũng mất gần 3%. So với đỉnh đạt được hồi giữa năm, các chỉ số này đều thấp hơn 10%. S&P 500 một lần nữa rơi vào thời kỳ điều chỉnh, còn Nasdaq đã để mất sạch số điểm tăng từ đầu năm.
Thị trường đang bước vào tháng mới rất không suôn sẻ. Và trên thực tế, tháng 9 thường là thời điểm tệ nhất năm với chứng khoán. Thế giới cũng vừa trải qua 'tháng 8 đau khổ' khi Dow Jones có tháng tệ nhất 5 năm, còn S&P 500 giảm tháng mạnh nhất từ giữa năm 2012, CNN nhận xét.
Sự suy yếu tại Trung Quốc - nền kinh tế lớn nhì thế giới đang là mối lo ngại lớn với nhà đầu tư. Hai báo cáo độc lập công bố hôm qua đều cho thấy chỉ số sản xuất của nước này đi xuống trong tháng 8. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cảnh báo sự giảm tốc tại đây sẽ có tác động lên toàn bộ kinh tế thế giới.
Cổ phiếu các công ty Mỹ có hoạt động kinh doanh lớn tại Trung Quốc, như Apple, Qualcomm, Yum Brands, Las Vegas Sands, MGM đều giảm mạnh hôm qua. Cổ phiếu các hãng dầu mỏ cũng lao dốc khi giá dầu thô mất hơn 8% do lo ngại về Trung Quốc.
Chốt phiên, dầu Brent giảm 8,5% xuống 49,56 USD một thùng. Trong khi đó, giá dầu WTI giảm 7,7% xuống 45,41 USD.
Mới phiên đầu tuần, giá dầu tăng tới 8% khi nhà đầu tư kỳ vọng sản xuất sẽ đi xuống, sau một báo cáo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy họ 'sẵn sàng nói chuyện' với các nước sản xuất khác về cách thức bình ổn giá. Vì vậy, bất kỳ tin tức nào cho thấy sự suy yếu trong kinh tế Trung Quốc sẽ càng gây áp lực lên dầu và các hàng hóa khác. Đại gia dầu mỏ ConocoPhillips hôm qua cũng thông báo sẽ cắt giảm 1.800 việc làm do 'sự suy yếu đáng kể' trong ngành năng lượng.
Viện Quản lý Nguồn cung Mỹ (ISM) hôm qua công bố chỉ số sản xuất nước này giảm trong tháng 8, xuống thấp nhất từ tháng 5/2013. Trong khi đó, chi tiêu cho xây dựng lại tăng vượt dự báo trong tháng 7.
Những biến động trên thị trường thế giới và số liệu trái chiều về kinh tế Mỹ đang khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) lúng túng trong quyết định nâng lãi suất. FED sẽ có phiên họp chính sách vào giữa tháng này. Mối lo lãi suất tăng lần đầu trong gần một thập kỷ cũng là nguyên nhân gây sức ép lên thị trường.
Không chỉ chứng khoán Mỹ, thị trường châu Á và châu Âu hôm qua cũng chao đảo vì Trung Quốc. FTSE 100 (Anh) chốt phiên mất 3%. Mức giảm này của CAC 40 (Pháp) và DAX (Đức) lần lượt là 2,4% và 2,38%.
Chỉ số Shanghai Composite hôm qua giảm 2% xuống hơn 3.142 điểm. Tại Hong Kong (Trung Quốc), Hang Seng Index mất 0,8% xuống 21.493 điểm. Tại thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á - Nhật Bản, Nikkei 225 tiếp tục có phiên giảm mạnh nhất châu lục, với 3,8%. Kospi Hàn Quốc mất 1,4%. Trong khi đó, S&P/ASX 200 của Australia chốt phiên giảm 2,1%.
Hà Thu (theo CNN/BBC)
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- GFMS dự báo giá vàng chạm đáy trong năm nay
- Giá vàng thế giới lên cao nhất hơn một tháng
- Quỹ đầu tư ồ ạt bán vàng
- Nhu cầu tiêu thụ vàng toàn cầu thấp nhất 6 năm
- Ngân hàng trung ương Indonesia hạ lãi suất cơ bản lần thứ hai
- Hàn Quốc lo vì tỷ giá won/yen tăng cao nhất trong 6 năm qua
- ECB chính thức lưu hành đồng 20 euro mới có tính bảo mật cao
- Giá dầu hồi phục nhưng vẫn gần mức thấp nhất 6 năm rưỡi
- Giá dầu tăng tốc khi Iran ủng hộ cứu thị trường
- Nga hối hả bán USD để cứu đồng Rúp khỏi tâm bão
Căn hộ Saigon Gateway đầu tư bởi Công ty CP BĐS Hiệp Phú tiêu chuẩn 5 sao cây xanh rộng quản lý chuyên nghiệp. Saigon Gateway giagocchudautu.com tiêu chuẩn 5 sao đậm phong cách nằm trục đường chính....
Chung cư cao cấp Saigon Gateway...