Hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới có những động thái nới lỏng chính sách tiền tệ, làm gia tăng nguy cơ của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện trên thế giới.



Chiến tranh tiền tệ đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát




Ngày 27/1, ngân hàng trung ương Singapore đã bất ngờ tuyên bố thay đổi chính sách nhằm kiềm chế sự tăng giá của đồng nội tệ.



Ngày 28/1, ngân hàng trung ương New Zealand vẫn giữ nguyên các chính sách của mình, nhưng đã có những dấu hiệu điều chỉnh khi tuyên bố hy vọng một “sự giảm giá đáng kể” cho đồng tiền Kiwi của nước này và “tỷ giá hiện nay là phi lý trong điều kiện kinh tế hiện tại.”



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/98b2015-01-30135731.png' rel='gallery' title='
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?
'></a>

Tỷ giá USD/Dollar Singapore



Còn ngân hàng trung ương Hungary cũng đưa ra một bình luận thiên về nới lỏng chính sách, ám chỉ sẽ thực hiện một chính sách nới lỏng trong thời gian tới.



Những động thái này diễn ra sau khi một loạt các nước như Đan Mạch, Ấn Độ, Canada và Thụy Sĩ đã bất ngờ thay đổi chính sách tiền tệ trong tháng 1/2015. Đặc biệt mới đây là chính sách kích thích của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) khi Chủ tịch Mario Draghi, mặc dù đã có rất nhiều dự đoán, vẫn làm bất ngờ và gây ấn tượng cho thị trường tài chính với chương trình mua lại trái phiếu trị giá hơn 1 nghìn tỷ Euro.



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/7982015-01-30140751.png' rel='gallery' title='
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?
'></a>

Tỷ giá USD/Euro



Giám đốc chiến lược tiền tệ Camilla Sutton của ngân hàng Scotiabank nhận định sự tiếp tục gây bất ngờ trong chính sách của các ngân hàng trung ương đã làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường và làm phức tạp thêm các chính sách kinh tế trên thế giới, qua đó khiến đồng USD được hưởng lợi.



Đồng USD đã tăng sau những động thái bất ngờ trên cũng như những chính sách nới lỏng tiền tệ tại các quốc gia khác. Kể từ đầu năm 2015, đồng USD đã tăng giá 7% so với đồng Euro, hơn 7% so với đồng Đôla Canada và 6% so với đồng Đôla New Zealand.



Trong 12 tháng qua, đồng USD đã tăng giá mạnh khi tăng hơn 20% so với đồng nội tệ của Thụy Điển và của Na Uy, hơn 17% so với đồng Euro và 13% so với đồng Yên.



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/8562015-01-30135807.png' rel='gallery' title='
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?
'></a>

Tỷ giá USD/Yên



Cho đến nay, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn không can thiệp hay có những động thái tương tự hoặc hạ tỷ giá đồng USD, điều này hoàn toàn trái ngược với những ngân hàng trung ương khác.



Trong thông báo ngày 28/1, FED đưa thêm cụm từ “các diễn biến quốc tế” vào danh sách các yếu tố mà tổ chức này sẽ xem xét khi đưa ra quyết định thời điểm tăng lãi suất. Sau tuyên bố này của FED, đồng USD đã tăng giá so với các đồng nội tệ khác, bao gồm cả đồng Euro.



Trong khi nhiều chuyên gia kinh tế và chuyên gia chiến lược cho rằng hành động đó sẽ là yếu tố ngăn cản việc tăng lãi suất, nhưng đồng USD vẫn tiếp tục tăng giá.



Nước nào sẽ thay đổi chính sách tiếp theo?



Đồng Đôla Australia, thường biến động theo giá cả các hàng hóa chính bởi đây là nước chuyên xuất các mặt hàng này, đã giảm giá do các hàng hóa chính như dầu mỏ và quặng sắt giảm. Các nhà đầu tư dự kiến rằng ngân hàng trung ương Australia có thể cắt giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách ngày 3/2/2015 tới đây tương tự như các ngân hàng trung ương khác và giảm tỷ lệ lạm phát mục tiêu, vốn đang là những nguyên nhân gây áp lực lên đồng nội tệ nước này.



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/6282015-01-30140840.png' rel='gallery' title='
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?
'></a>

Tỷ giá USD/Dollar Úc



Trước khi Úc có cuộc họp quyết định vào tuần tới thì các ngân hàng trung ương tại Nam Phi và Mêhicô có vẻ sẽ đưa ra các quyết định về chính sách mà các chuyên gia kinh tế đang dự đoán sẽ nghiêng về việc nới lỏng tiền tệ.



Các chuyên gia kinh tế và chuyên gia chiến lược của Credit Suisse dự đoán ngân hàng trung ương Nam Phi sẽ giữ nguyên lãi suất, nhưng báo cáo của tập đoàn Global Macro Pulse cho rằng những rủi ro trên thị trường hiện nay sẽ khiến ngân hàng trung ương Nam Phi phải cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.



Bên cạnh đó, Credit Suisse cũng cho rằng sự suy giảm giá dầu, sự cắt giảm lãi suất bất ngờ của Canada và chỉ số giá tiêu dùng suy giảm trong tuần qua sẽ khiến Mêhicô nghiêng về hướng một đồng nội tệ yếu.



Tóm lại, việc cắt giảm lãi suất hiện nay đang giống như một “dịch bệnh”. Mặc dù cắt giảm lãi suất sẽ khiến giá trị của đồng nội tệ giảm nhưng trong tình hình ảm đạm của kinh tế thế giới hiện nay thì không quốc gia nào muốn ở trong tình trạng bị thiệt trong giao dịch thương mại vì đồng tiền nội tệ mạnh.



Các chuyên gia chiến lược cho rằng ngân hàng trung ương Hàn Quốc sẽ sớm quay lại với chính sách nới lỏng tiền tệ theo xu hướng của các thị trường khác trên thế giới. Cuộc họp của ngân hàng Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 17/2 tới đây.



<a href='http://www.bgecv.com/2015/11/27/1552015-01-30135943.png' rel='gallery' title='
Chiến tranh tiền tệ đang bùng nổ toàn diện?
'></a>

Tỷ giá USD/Won Hàn Quốc



Phần Lan cũng là quốc gia được các chuyên gia chiến lược để ý trong cuộc họp vào ngày 4/2 tới đây. Theo một chuyên gia, ngân hàng trung ương nước này gần như chắc chắn sẽ cắt giảm lãi suất do tình trạng giảm phát tại đây đã quá nghiêm trọng.



Các chuyên gia chiến lược tại Brown Brothers Harriman dự đoán rằng Philipine và Đài Loan sẽ có khả năng tham gia xu thế nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới trong năm nay.



Hoàng Nam










Theo stockbiz.vn