-
12-29-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Bao giờ doanh nghiệp Việt nói không với tham nhũng?
Sáng 29/12, VCCI công bố kết quả khảo sát hiện trạng thực hành liêm chính trong kinh doanh, theo đó chỉ 29% trong 180 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã triển khai. Bao giờ doanh nghiệp Việt nói không với tham nhũng vẫn là một câu hỏi lớn.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư kí Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết ngày 25/9 tại New York đánh dấu sự kiện quan trong 139 nước thành viên liên hợp quốc thông qua 17 mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2015-2030, đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại loài người có mục tiêu phát triển trong 15 năm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham gia kí bản phê duyệt bản 17 mục tiêu này.
Mục tiêu thứ 16 là xây dựng thể chế mạnh mẽ và bình đẳng trong đó vấn đề phòng chống tham nhũng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh đóng vai trò quan trọng.
Liên hợp quốc dành một ngày thảo luận làm thế nào doanh nghiệp tham gia vào thực hiện các mục tiêu: vai trò của DN trong phòng chống tham nhũng, trong duy trì hòa bình ổn định và kiến tạo hợp tác với Chính phủ để có những chính sách hợp lý.
Ông Vinh khẳng định tham nhũng có cung và cầu, doanh nghiệp chính là cung, nếu doanh nghiệp liên kết với nhau nói không với tham nhũng, liêm chính được dần mạnh lên sẽ đẩy lùi tham nhũng. Đây là việc khó khăn nhưng cần sự nỗ lực cố gắng của doanh nghiệp. VCCI đã hợp tác với các chương trình sáng kiến chống tham nhũng của các nước để có những cách làm tốt như Malaysia, Philippin.
Theo ông Vinh, vấn đề tham nhũng là vấn đề toàn cầu, phòng chống tham nhũng luôn là chủ đề nóng tại các diễn đàn kinh tế. Thủ tướng Anh trong dịp sang Việt Nam trong năm 2015 đã dành 2 tiếng hội thảo với doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong tham gia chống tham nhũng.
Doanh nghiệp Việt nhận thức đầy đủ về liêm chính nhưng thực tế vẫn phải đi cửa sau để thuận lợi trong kinh doanh.
“Có doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh nói với tôi là nếu lên tiếng nói về tham nhũng thì ngay hôm sau doanh nghiệp họ sẽ bị cắt điện, nước, hàng hóa khó thông biên và gặp khó khăn trong kinh doanh”, ông Vinh kể câu chuyện doanh nghiệp còn e ngại trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
VCCI đã tiến hành khảo sát 180 doanh nghiệp ở 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh gồm các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực, thực phẩm, da giày, dệt may, công nghiệp lắp ráp, điện- điện tử, ngân hàng. Kết quả cho thấy 55% doanh nghiệp có nhận thức, hiểu rõ về liêm chính và đồng ý cho rằng liêm chính tạo ra rào cản với nạn tham nhũng.
Hơn 92% doanh nghiệp hiểu biết về quy tắc ứng xử trong kinh doanh nhưng chỉ có 29% doanh nghiệp cho biết họ đã triển khai chính sách về liêm chính.
Đáng chú ý còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện các quy định mua sắm- đấu thầu, luân chuyển cán bộ, tặng quà và nhận quà, khiếu nại, tố cáo. Số các doanh nghiệp triển khai các quy định như kiểm soát nội bộ, tuyển dụng, đào tạo, đề bạt, chế độ đãi ngộ, tiếp khách chiếm 50%.
Vì sao doanh nghiệp Việt chưa thực hiện và thực hiện chưa thành công chương trình liêm chính trong doanh nghiệp so với các công ty đa quốc gia? VCCI cho rằng đó là do doanh nghiệp Việt chưa đủ khả năng kiểm soát hết các quy định về hoạt động của doanh nghiệp, thiếu nhân lực, khó khăn trong việc xác định giá trị cốt lõi, chưa có đồng thuận cao của doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Vinh khẳng định, thời hội nhập, doanh nghiệp đừng dừng ở những cơ hội săn tìm lợi nhuận trong vùng nước đục, đó là cách làm cũ và ngắn hạn. Cơ hội thực sự chỉ dành cho doanh nghiệp có cái nhìn dài hạn theo đuổi giá trị bền vững.
Liêm chính và minh bạch là lõi của quản trị kinh doanh, chi phối quá trình giao tiếp, trao đổi thông tin, tạo nền tảng trong giá trị kinh doanh.
Ông Floian Beranek, chuyên gia cao cấp về trách nhiệm xã hội UNIDO cho biết nguyên tắc liêm chính không còn giới hạn trong phạm vi tuân thủ phổ biến hiện nay mà thuộc về văn hóa doanh nghiệp trong xây dựng các giá trị. “Liêm chính là yếu tố phải có đối với doanh nghiệp muốn tăng bị thế trong chuỗi sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng”, ông nhấn mạnh.
Hải Minh
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- HSBC: Xuất khẩu Việt Nam sẽ tăng trưởng 10%/năm trong 15 năm tới
- VEPR: Thâm hụt ngân sách gây rủi ro cho kinh tế Việt Nam
- Thoái gần 4.400 tỉ đồng vốn nhà nước trong 110 doanh nghiệp GTVT
- Xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ tăng mạnh
- Bản tin kinh tế trong ngày 22/8/2015
- Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Có cần thiết?
- Doanh nghiệp với hội nhập: Nước đến chân mới nhảy thì chỉ có hớt váng
- 8 tháng, Việt Nam nhập siêu 22,3 tỷ USD từ Trung Quốc
- Thấy gì từ lãi khủng của Petrolimex?
- Ba thách thức cho sàn giao dịch cà phê
căn hộ chung cư Vista Verde xây dựng bởi Capitaland và Thiên Đức. sản phẩm tốt nhất đẳng cấp sống mái ấm yêu thương. bán căn hộ Vista Verde sản phẩm tốt nhất khu hiện đại nằm giữa trung tâm. dự án...
Khu chung cư cao cấp Vista Verde...