Chủ đề: Trung tâm thương mại quá nhiều
-
01-10-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Trung tâm thương mại quá nhiều
Sức mua yếu, buôn bán ế nhưng đà mở trung tâm thương mại vẫn rầm rộ, chưa có dấu hiệu dừng
Cuối tháng 12-2015, hàng ngàn người dân TP HCM và các khu vực lân cận đã chen chân xếp hàng hơn 2 giờ chờ đại siêu thị E-mart (Hàn Quốc) mở cửa khai trương để vào mua hàng. Buổi trưa, bên trong trung tâm này, dòng người đông đúc tập trung ở những gian hàng khuyến mãi “khủng”, không gian rộng 30.000 m2 trở nên quá tải, nhiều khách hàng tay không ra về vì... mệt.
Tấp nập khai trương
Trước đó vài ngày, Tập đoàn Vingroup đồng loạt đưa 3 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom vào hoạt động, gồm Vincom Mega Mall Thảo Điền (TP HCM), Vincom Plaza Việt Trì (Phú Thọ) và Vincom Plaza Long Xuyên (An Giang), nâng tổng số TTTM Vincom lên con số 16 tại 9 tỉnh, thành. Như vậy, chỉ trong năm 2015, Vingroup đã có đến 10 TTTM Vincom được khai trương. Theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, tập đoàn này sẽ có 50 TTTM Vincom đi vào hoạt động.
Cũng trong năm 2015, thị trường còn có thêm sự góp mặt của nhiều TTTM lớn như Pearl Plaza (thuộc Tập đoàn SSG - Thái Lan), SG Vivo City (liên doanh giữa Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM với Tập đoàn Mapletree - Singapore), Aeon Mall Long Biên (Nhật Bản)... Hầu hết các TTTM này đều đi theo mô hình “n trong 1”, tức gồm siêu thị, cụm rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí, khu ẩm thực, giáo dục…
Các chủ đầu tư cho biết hoạt động của những trung tâm này đều đạt mục tiêu đề ra nhưng thực tế quan sát chỉ những ngày cuối tuần mới tương đối đông đúc, còn lại đều khá vắng vẻ dù tình hình kinh tế chung đã có nhiều khởi sắc. Các gian hàng phải thường xuyên khuyến mãi giảm giá, thậm chí chuyển sang bán hàng phân khúc bình dân để kéo thêm khách.
Ngay cả các TTTM như thuộc dạng lâu đời ở TP HCM như: Hùng Vương Plaza, An Đông Plaza, Parkson, Now Zone, Icon 68 (ở tòa nhà Bitexco) hay Diamond Plaza… đều cùng cảnh ngộ. Một số TTTM trụ không vững buộc phải thu hẹp hoạt động hoặc đóng cửa tạm ngưng. Tại Hà Nội, số lượng TTTM ít hơn nhưng cũng chịu chung số phận khi mà khách hàng chủ yếu đến để tham quan, chụp hình thay vì mua sắm.
Các TTTM ế ẩm thường do chủ đầu tư ít kinh nghiệm quản lý, marketing không phù hợp. Cũng cần nhìn nhận một thực tế khác là nhiều TTTM mọc lên, cạnh tranh với nhau; ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế đến túi tiền của người tiêu dùng, người dân vẫn thắt chặt hầu bao, nhất là đối với các mặt hàng xa xỉ.
Không lo “bội thực”?
Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam sẽ chạm mức 45% thị phần bán lẻ. Số TTTM và trung tâm mua sắm cũng tăng lên lần lượt là 180 và 157 trung tâm. Việt Nam với dân số trẻ, lương cơ bản đã tăng 15% trong năm 2015 và dự kiến sẽ còn tăng trong năm 2016; kinh tế vĩ mô ổn định và thị trường bán lẻ hoạt động tốt là những bảo chứng để nhà bán lẻ mạnh dạn bỏ vốn.
Ông Theodore Knipfing, Giám đốc bộ phận bán lẻ Cushman & Wakefield châu Á - Thái Bình Dương, cho rằng các nhà bán lẻ quốc tế đang quan tâm đến thị trường châu Á, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia có sức mua tăng trưởng cao nhất và tiếp tục tăng trong thời gian tới. Tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh, tạo tiền đề cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng TTTM. Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng đều có mặt tại Việt Nam và là tín hiệu tốt cho cuộc cạnh tranh “nóng” trong tương lai gần. Các TTTM tuy chưa bước vào giai đoạn phát triển bùng nổ nhưng đã có dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi lớn trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, không nên quá lo lắng về khả năng “bội thực” nguồn cung TTTM.
Cũng theo ông Knipfing, các hiệp định thương mại như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… về lý thuyết sẽ kéo theo các nhà máy, xí nghiệp, nhân sự nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam và sẽ là lực lượng góp phần giúp các TTTM hoạt động nhộn nhịp hơn trong thời gian tới. Vấn đề chính là thị trường bán lẻ Việt Nam cần thu hút thêm nhiều thương hiệu lớn vào các trung tâm này.
Nói về tình trạng một số TTTM “chết” nhưng nhiều TTTM mới mọc lên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, nhận định: Sắp tới, sẽ còn nhiều nhà đầu tư ngoại đổ tiền vào lĩnh vực này nên dù hiện tại thị trường chưa khởi sắc, sức mua của người dân không cao nhưng TTTM vẫn nở rộ, chủ yếu để đón đầu cơ hội.
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- TP.HCM lọt top các đô thị có nền kinh tế lớn nhất thế giới
- Sớm ban hành văn bản hướng dẫn Luật DN, Luật Đầu tư
- Mỹ sẽ sớm trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
- Nhập siêu: "Căn bệnh" khó chữa
- Hà Nội cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Nước sạch số 2 Hà Nội
- Kinh tế Việt Nam đang tốt nhất ASEAN?
- Thị trường bánh kẹo: Cửa vẫn còn cho doanh nghiệp nội
- Hàng Việt: Liên kết để tăng sức cạnh tranh
- Nông sản Việt trước hội nhập: Tái cơ cấu, hướng tới xuất khẩu
- 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tính đến 31/7
Nâng ngực nội soi hiện đang là một trong những phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng nhờ hiệu quả thẩm mỹ cao và ít gây tổn thương. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn băn khoăn liệu phương pháp...
Nâng Ngực Nội Soi Có Để Lại Sẹo...