-
02-19-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Giá xăng giảm xuống mức thấp kỷ lục, cước vận tải giảm ra sao?
Theo đánh giá của hiệp hội vận tải, khi giá xăng giảm xuống dưới 15.000 đồng mỗi lít, 2 loại hình cần cấp tốc giảm giá cước là taxi và xe chạy tuyến cố định. Riêng loại hình thứ hai cần giảm theo chu kỳ.
Hôm qua, 18/2, Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa có công văn hỏa tốc gửi các doanh nghiệp, yêu cầu điều chỉnh giá. Theo đó từ 15h, giá bán lẻ xăng RON 92 không được cao hơn giá cơ sở (13.752 đồng một lít, thấp hơn 961 đồng so với trước), xăng E5 không vượt quá 13.321 đồng.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:
- Xăng RON 92: không cao hơn 13.752 đồng/lít
- Xăng E5: không cao hơn 13.321 đồng/lít
- Dầu diezen 0.05S: không cao hơn 9.580 đồng/lít
- Dầu hỏa: không cao hơn 8.905 đồng/lít
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 7.225 đồng/kg.
Các mặt hàng dầu được yêu cầu giữ giá và sử dụng quỹ bình ổn 35-589 đồng một lít, kg, do diễn biến tăng của giá cơ sở các mặt hàng này trong 2 tuần qua.
Như vậy giá bán lẻ mặt hàng xăng đã giảm lần thứ 4 liên tiếp từ đầu năm 2016. Còn nếu tính nửa cuối năm 2015 đến nay, giá xăng liên tục đi xuống, giảm 16 lần, tổng cộng gần 8.000 đồng một lít.
Tại lần điều chỉnh gần nhất vào 3/2, giá bán lẻ xăng RON 92 được Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex) áp dụng là 14.710 đồng một lít, giảm 730 đồng so với trước. Trong khi đó, xăng RON 95 cũng hạ tương ứng trong khi xăng E5 giảm 490 đồng, còn 14.260 đồng một lít. Các mặt hàng dầu cũng có mức giảm 20-620 đồng một lít, kg.
Giá xăng hiện nay đã là về mức thấp nhất kể từ tháng 7/2009.
So với các nước phát triển trên thế giới, giá xăng Việt Nam chỉ cao hơn Hoa Kỳ (0,56 USD/lít); thấp hơn Anh, Đức, Canada, New Zealand…
Hoa Kỳ được coi là một trường hợp ngoại lệ khi là một nền kinh tế phát triển nhưng lại có mức giá xăng dầu tương đối thấp nhờ chính sách thuế và trợ giá đối với mặt hàng xăng dầu.
Tại khu vực châu Á, giá xăng Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (0,9 USD/lít); Ấn Độ (0,92 USD/lít); Hàn Quốc (1,14 USD/lít)…
Trong khu vực Đông Nam Á, giá xăng Việt Nam cũng đang thấp hơn rất nhiều so với Philipines (0,78 USD/lít); Thái Lan (0,84 USD/lít), Lào (1,11 USD/lít), Campuchia (1,34 USD/lít).
Theo tính toán của Bộ KH&ĐT mới đây, nếu giá xăng dầu trong nước giảm 10% sẽ giúp chi phí sản xuất của các doanh nghiệp giảm khoảng 0,57%, CPI giảm được 0,55% và GDP sẽ tăng được 0,91%. Theo các chuyên gia, với mức giảm giá xăng dầu trong nước được gần 30% như trong gần 4 tháng qua, tác động đối với nền kinh tế sẽ tương đối tốt nếu giá cả các mặt hàng cũng như cước vận tải giảm tương ứng.
Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, việc giá nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu khi giảm giá mạnh sẽ kéo theo các mặt hàng khác giảm theo. Tuy nhiên, thực tế việc giá cước vận tải cũng như các mặt hàng khác có giảm theo hay không lại là chuyện khác. Nếu giảm được sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế. “Việc giá cước vận tải và nhiều mặt hàng khác không giảm giá theo giá xăng dầu thể hiện sự bất lực trong quản lý của cơ quan chức năng. Trong đó, sự can thiệp của cơ quan nhà nước dường như đang thiếu công cụ để thực hiện một cách hiệu quả”, ông Ánh cho biết.
Cước vận tải giảm đến đâu?
Chia sẻ với Zing.vn, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cho biết, việc điều chỉnh giảm giá cước vận tải là hoạt động thường xuyên theo văn bản Chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính. Vì thế, khi có bất kỳ biến động về thị trường xăng dầu, cơ quan chức năng cũng như các đơn vị kinh doanh vận tải sẽ có đánh giá để đề ra phương án điều chỉnh giá cước vận tải phù hợp.
Theo đánh giá của hiệp hội, khi giá xăng giảm xuống dưới 15.000 đồng mỗi lít, 2 loại hình cần cấp tốc giảm giá cước là taxi và xe chạy tuyến cố định. Riêng loại hình thứ hai cần giảm theo chu kỳ.
Ông Liên cho biết, trong thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt cũng như sức cạnh tranh khốc liệt về giá cước taxi, các đơn vị vận tải đã có một số điều chỉnh giá tương đối. Tuy nhiên, mức giảm chưa đáng kể.
“Tôi nhớ trong một cuộc họp thường kỳ, các anh kinh doanh taxi từng nói, khi nào giá xăng xuống 15.000 đồng mỗi lít, họ chắc chắn sẽ điều chỉnh giá cước xuống. Song, hiện giá xăng xuống còn hơn 13.700 đồng một lít mà tôi thấy vẫn chưa có điều chỉnh gì đáng kể. Có chăng mức giảm chỉ rất nhẹ chứ chưa có đột phá nào!”, ông Liên cho hay.
Ông Liên cho biết, hiện giá cước taxi được dư luận quan tâm hơn cả. Do đó, việc các đơn vị taxi chậm trễ trong giảm giá cước là một thực tế mà nhiều người không đồng tình. Ông cũng chính là nạn nhân của giá cước taxi khi cho biết trước đây, ông khi đi từ cơ quan tới Sở GTVT chỉ trả có 72.000 đồng mà hiện giờ mất tới hơn 100.000 đồng.
"Đi 1 km, taxi mất có 1.200-1.500 đồng tiền xăng mà hãng thu tới 11.000 đồng là điều vô lý vô cùng! Giá cước của các hãng taxi hiện nay hoàn toàn không phù hợp với thu nhập của người dân", ông Liên nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, khi giá xăng giảm xuống thấp hơn cả 14.000 đồng một lít, các đơn vị kinh doanh vận tải buộc phải cân đối, điều chỉnh giá cước, càng sớm càng tốt.
Hiện nay, Nhà nước cần phải vận động các doanh nghiệp điều chỉnh lại giá cước, đặc biệt là giá cước taxi. Với bản thân các doanh nghiệp, khi giá cước cao hành khách sẽ dần không chấp nhận. Do đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền cũng cần phải hỗ trợ khách hàng cũng như có ý kiến về vấn đề này.
Chiều 18/2, bà Nguyễn Mậu Phương Quỳnh, Phó Ban Vật giá (Sở Tài chính TPHCM) cho biết trên báo Tiền phong: “Ngay sau lần giảm giá xăng dầu trước Tết Nguyên đán ngày 3/2, chúng tôi đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô kê khai lại giá cước phù hợp với mức giảm giá nhiên liệu. Theo đó, các doanh nghiệp vận tải phải nộp bản kê khai lại muộn nhất vào ngày 19/2”.
Bà Quỳnh cho biết thêm, sơ bộ tính đến trưa 18/2, trên địa bàn TPHCM đã có 16 đơn vị vận tải hành khách tuyến cố định trên tổng 49 doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý đã kê khai với mức giảm trung bình 3-5%, có trường hợp cá biệt giảm đến 7,14%. Có 9/14 hãng taxi đã nộp bản kê khai lại giá cước, nhưng chỉ có 3 hãng giảm với mức giảm 1,16-2,4% và có 6 hãng giữ nguyên. “sau ngày 19/2, chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách để tổ chức các đoàn thanh tra vào thứ hai tuần tới”, bà Quỳnh nói.
Liên quan việc giảm giá xăng dầu mới nhất chiều 18/2, đại diện ngành vật giá TPHCM cho biết, vừa có văn bản yêu cầu doanh nghiệp vận tải tiếp tục kê khai lại. Theo đó, muộn nhất ngày 23/2, các doanh nghiệp phải gửi kê khai lại với Sở Tài chính (Ban Vật giá). “Theo tính toán, các xe chạy dầu tuyến cố định phải giảm giá cước 4,8% sau các đợt giảm gần đây, còn xe sử dụng nhiên liệu xăng tính cả mức giảm giá ngày 18/2, giá cước phải giảm khoảng 4,2%”, bà Quỳnh cho biết.
Theo lãnh đạo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), sau đợt giảm giá này, sẽ tiếp tục yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, thuế, phí, lệ phí trên địa bàn.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Vinalines xin điều chỉnh phương án cổ phần hóa
- Kiểm toán: Doanh nghiệp xăng dầu lãi "khủng" do gian lận
- Bản tin kinh tế trong ngày 20/01/2016
- Los Angeles Times: Việt Nam ngày càng thu hút đầu tư nước ngoài
- Thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng qua mạng
- Năm 2020, xuất khẩu sang Mỹ và Canada đạt 70 tỷ USD
- Người dân sẽ tự do mua điện
- Nông sản Việt Nam nhắm tới thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng
- FDI phân hoá mạnh: Tích cực hay đáng lo?
- Xuất khẩu hồ tiêu năm 2015 có thể vượt 1,1 tỷ USD
Nhiều người cho biết họ đạt cực khoái khi kích thích âm đạo và âm vật cùng một lúc. phối hợp tự sướng giúp tăng cường cảm giác sung sướng bằng cách kích thích cả thảy các bộ phận mẫn cảm của bộ phận...
Tối đa hoá khoái cảm nữ giới bằng...