-
03-21-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Cho vay cầm cố cổ phiếu: “Phiêu” như đánh bạc
Gần đây giới tài chính xôn xao vì một số cổ phiếu (CP) <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> (CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai) bị NH bán để thu hồi nợ vay. Đây được xem là một giải pháp “cực chẳng đã” đối với NH khi không còn giải pháp nào khả dĩ hơn. Và đằng sau việc bán giải chấp này cho thấy tiềm ẩn không ít rủi ro từ phía doanh nghiệp và NH.
Siết nợ bằng cổ phiếu
Tin mới nhất từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai (<span style='white-space:nowrap'>HAG</span>) cho biết NH TMCP Bản Việt (VietCapital Bank) thực hiện bán giải chấp số lượng hơn 2,62 triệu CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> nắm giữ. Sau giao dịch trên, <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> giảm sở hữu tại <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> từ 76,69% xuống còn 76,32%, tương đương hơn 540,45 triệu CP. VietCapital Bank là NH thứ hai thực hiện bán giải chấp CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> để thu hồi nợ vay trong vòng 10 ngày nay.
Việc cho vay cầm cố bằng CP là nghiệp vụ của NH được triển khai lâu nay. Trong những điều kiện thị trường chứng khoán diễn biến thuận lợi, giá CP cao hoặc doanh nghiệp làm ăn suôn sẻ thì việc thế chấp CP không quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến giá CP sụt giảm, việc nhận tài sản thế chấp là CP khiến NH gặp không ít rủi ro.
<span style='white-space:nowrap'>HNG</span> là công ty con của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>, có vốn điều lệ 7.081 tỷ đồng và sở hữu quỹ đất 88.000ha, với các ngành nghề kinh doanh chính là trồng và chế biến mủ cao su, dầu cọ, mía đường cùng các sản phẩm phụ; trồng bắp và chăn nuôi bò thịt, bò sữa. Tại thời điểm niêm yết, <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> nắm giữ 79,52% vốn, tương đương hơn 563,10 triệu CP tại <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>. Vào đầu năm 2016, thị trường rộ lên tin đồn NHNN thanh tra các khoản nợ tại <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>. Tuy nhiên, ông Võ Trường Sơn, Tổng giám đốc <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>, đã lên tiếng giải thích thông tin trên xuất phát từ việc <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> gửi văn bản cho Chính phủ và NHNN đề nghị Agribank xem xét tái cơ cấu kỳ hạn nợ và lãi vay của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>, trong bối cảnh giá cả thị trường cao su suy giảm ngắn hạn. Tiếp theo đó, đại diện từ NHNN cũng cho biết không có chuyện thanh tra tại <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>.
Hiện tượng phổ biến
Tại báo cáo tài chính hợp nhất 2015, <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> có tổng nợ vay 27.099 tỷ đồng. Vay ngắn hạn 8.001 tỷ đồng, trong đó khoản vay ngắn hạn NH đến cuối năm 3.199 tỷ đồng. Vay dài hạn 19.097 tỷ đồng, trong đó khoản vay NH 8.824 tỷ đồng, nợ vay dài hạn NH đến hạn trả 922 tỷ đồng. Thuyết minh báo cáo tài chính của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> không ghi rõ các khoản nợ chi tiết tại NH. Nhưng tại báo cáo tài chính soát xét hợp nhất 6 tháng năm 2015 có thể hiện 2 khoản vay thế chấp bằng CP. Cụ thể là hợp đồng tín dụng hơn 135 tỷ đồng với <span style='white-space:nowrap'>ACB</span> chi nhánh Gia Lai với tài sản cầm cố 19 triệu CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> và tiền gửi có kỳ hạn của công ty là 24 tỷ đồng. <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> cũng có khoản vay với Sacombank 300 tỷ đồng với tài sản thế chấp là 30 triệu CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span>. Trước đây đã có thông tin cho biết Chủ tịch <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> Đoàn Nguyên Đức phải thế chấp 18 triệu CP của cá nhân ông và tài sản hình thành từ vốn vay để vay 715 tỷ đồng từ BIDV Bình Định. Ngoài ra, hồi tháng 4-2014, ông Đức cũng phải dùng tài sản đảm bảo là 72,7 triệu CP của mình cho khoản trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> phát hành.
Không riêng gì <span style='white-space:nowrap'>HAG</span>, nhiều tập đoàn lớn cũng thực hiện cầm cố CP niêm yết để vay nợ. Chẳng hạn Công ty Bất động sản Quốc Cường Gia Lai (<span style='white-space:nowrap'>QCG</span>) có khoản nợ 1.622 tỷ đồng với BIDV chi nhánh Quang Trung với hình thức đảm bảo là toàn bộ dự án khu dân cư 6A Phước Kiển và CP <span style='white-space:nowrap'>QCG</span> của bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT. Chưa rõ số CP bà Loan thế chấp là bao nhiêu, nhưng được biết bà Loan hiện đang nắm giữ hơn 101,9 triệu CP của <span style='white-space:nowrap'>QCG</span>, chiếm tỷ lệ hơn 37,05% vốn của doanh nghiệp này. Hay trường hợp khác là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (<span style='white-space:nowrap'>KBC</span>). Đến cuối năm 2015, doanh nghiệp này có khoản vay dài hạn bằng trái phiếu tại BIDV trị giá 350 tỷ đồng được đảm bảo bằng 12,63 triệu CP <span style='white-space:nowrap'>SGT</span> và 16,75 triệu CP <span style='white-space:nowrap'>KBC</span> của ông Đặng Thành Tâm và giá trị hình thành trong tương lai của dự án khu đô thị Quang Châu.
Rủi ro khi giá giảm
Việc CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> của <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> bị bán giải chấp chỉ là một trong số rất ít trường hợp được công khai và được dư luận chú ý đến. Trên thực tế, việc thế chấp bằng cổ phần để vay vốn diễn ra rất phổ biến. Chắc hẳn vào thời điểm định giá để làm thế chấp giá CP của <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> đang ở mức 30.000-40.000 đồng/CP, hay như <span style='white-space:nowrap'>QCG</span> cũng ở mức hơn 30.000 đồng/CP. Với mức giá này tài sản đảm bảo được định giá cao hơn so với khoản vay. Tuy nhiên, với sự sụt giảm mạnh của giá CP, tài sản thế chấp cũng sẽ giảm không ít. Cụ thể như giá CP <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> không ngừng lao dốc và xuống mức thấp nhất dưới 8.000 đồng/CP, tức giảm đến 70% so với thời điểm cao nhất, hay như <span style='white-space:nowrap'>QCG</span> giảm từ mức hơn 30.000 đồng/CP hồi năm 2010 đến nay chỉ còn 5.000 đồng/CP.
Qua báo cáo tài chính có thể thấy mỗi năm <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> vẫn có lợi nhuận hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Nhưng quý IV-2015, <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> mới bất ngờ thua lỗ 566 tỷ đồng, còn <span style='white-space:nowrap'>HNG</span> thua lỗ 124 tỷ đồng, nhưng tính chung cả năm 2 doanh nghiệp này vẫn có lợi nhuận. Tuy nhiên, nhìn vào dòng tiền của doanh nghiệp lại là báo động đỏ. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư luôn âm. Điều này cho thấy <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> không thể tự chủ được dòng tiền và luôn phải đi vay để bù đắp cho thiếu hụt ở 2 hoạt động này. Điều này cũng đồng nghĩa <span style='white-space:nowrap'>HAG</span> không thể chủ động được việc trả nợ theo đúng thời hạn cam kết. Việc siết nợ bằng bán CP được xem là giải pháp cuối cùng khi việc đảo nợ gặp khó khăn. Tuy nhiên, ngay cả khi siết nợ chưa chắc NH đã thu hồi được hết nợ, vì giá trị CP khi siết nợ có thể thấp hơn nhiều so với khoản vay.
Xuân Anh
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- [Góc nhìn môi giới] Tâm lý đầu tư trong thời kỳ hỗn loạn
- 50 thương hiệu lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam
- Ngày 19/4: Khối ngoại bán ròng nhẹ trên HOSE, mua ròng gần 28 tỷ trên HNX
- Nhiều doanh nghiệp bán hết 100% cổ phần đấu giá quý 3
- Nhận định thị trường ngày 5/4: "Khả năng phục hồi không cao"
- VIC lại thỏa thuận ‘khủng’, VN-Index bật tăng hơn 7 điểm
- Ngày 17/12: Khối ngoại trên HOSE bán ròng phiên thứ 13 liên tiếp, đạt 123,5 tỷ đồng
- Ngày 12/10: 'Tội đồ' CII, khối ngoại trên HOSE bán ròng gần 109 tỷ đồng
- BSC: Dự phòng rủi ro nợ xấu 'ăn mòn' lợi nhuận ngân hàng năm 2016
- Chứng khoán ngày 21/1/2016 qua 'lăng kính' kỹ thuật
Việc quyết định sử dụng thuốc xịt Vimax hay bất kỳ sản phẩm hỗ trợ dục tình nào phụ thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe và đích của bạn. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, dưới đây là phân tích...
Góc đàn ông. Thuốc xịt Vimax có...