-
03-29-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Khai thác dầu thô quý I/2016 đạt 4 triệu tấn, giảm gần 4% so với cùng kỳ
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, sản lượng khai thác dầu thô của Việt Nam trong tháng 3 đạt 1,32 triệu tấn, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả quý I, Việt Nam khai thác được tổng cộng 4 triệu tấn dầu thô, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một phần nguyên nhân khiến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I tăng trưởng yếu. Báo cáo cho thấy chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp trong 3 tháng đầu năm nay tăng 6,3%, thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2015.
Trong các ngành công nghiệp, chỉ có ngành khai khoáng giảm với mức 1,2%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm mức tăng chung, các ngành đều tăng, trong đó ngành chế biến chế tạo tăng 7,9%, đóng góp 5,6 điểm phần trăm trong mức tăng chung; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,1%, đóng góp 0,9 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Riêng trong tháng 3, hoạt động sản xuất của ngành khai khoáng cũng giảm 4,5% trong khi các ngành khác đều tăng mạnh từ 8,8%-12,2%.
Bên cạnh việc khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên, ngành sản xuất thiết bị điện cũng giảm trong quý I với mức giảm 3%.
Ngược lại, một số ngành có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước trong quý I là: Sản xuất kim loại tăng 23,1%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 14,8%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 12,5%; dệt tăng 12%; sản xuất đồ uống tăng 10,9%.
Về sản phẩm, một số sản phẩm có chỉ số sản xuất tăng cao so với cùng kỳ là: Ti vi tăng 43,1%; thép thanh, thép góc tăng 32,2%; thép cán tăng 23,7%; ô tô tăng 22,3%; sữa bột tăng 19,9%; thức ăn cho gia súc tăng 16,7%; khí hóa lỏng tăng 16%; điện sản xuất tăng 14%; sắt thép thô tăng 13,7%. Ngược lại, một số sản phẩm giảm như: Giày, dép da và dầu mỏ thô khai thác cùng giảm 3,7%; đường kính giảm 3,9%; xe máy giảm 3,9%; thuốc lá giảm 5,3%; vải dệt giảm 6,3%; điện thoại di động giảm 17,6%.
Về tiêu thụ, Tổng cục Thống kê cho biết chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 2/2016 giảm 24,1% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành tăng 9,1% so với cùng kỳ.
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm 2015 là: Dệt tăng 43,4%; sản xuất kim loại tăng 24,5%; sản xuất đồ uống tăng 15,6%; sản xuất thiết bị điện tăng 14,6%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 13,3%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,6%. Ngược lại, một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là: Sản xuất thuốc lá giảm 3,5%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 19,2%.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/3/2016 tăng 8,7% so với cùng thời điểm năm 2015, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho giảm là: Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu giảm 3,8%; sản xuất thiết bị điện giảm 4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 4,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 13,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 15,6%; sản xuất kim loại giảm 16,8%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 52,2%; sản xuất thuốc lá giảm 57,9%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 2 tháng đầu năm là 78,2%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao gồm: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 138,3%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 113%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 108,9%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/3/2016 tăng 5,9% so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,4%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,1% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8%. Tại thời điểm trên, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,4% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 6,4%; sản xuất và phân phối điện tăng 0,3%; cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 2,8%.
Một số địa phương ghi nhận số lao động công nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ tại thời điểm 01/3/2016 là Thái Nguyên tăng 35,9%; Vĩnh Phúc tăng 15,4%; Đồng Nai tăng 8,1%; Bình Dương tăng 7%; Quảng Nam tăng 6,9%.
Trung Nghĩa
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Hơn 53% số doanh nghiệp kỳ vọng xu hướng kinh doanh tốt lên trong quý II/2016
- Việt Nam đã nhập khẩu 34.000 tấn tôm nguyên liệu
- “Có doanh nghiệp chống lưng, sẽ ít bi kịch nông sản”
- Nhập siêu 2015 khoảng 6 tỷ USD
- “Sao cái gì cũng thu tiền doanh nghiệp?”
- Nhiệt điện Vũng Áng gần 2,5 tỷ USD gấp rút xin cấp phép đầu tư
- Sẽ IPO Cảng Sài Gòn vào ngày 30/6
- Đại gia ngoại mượn Việt Nam làm “bàn đạp” xuất khẩu?
- Chênh số quá lớn, Trung ương sẽ tự tính GDP địa phương từ 2017
- Ngành thuế tính toán cải cách khâu hoàn thuế, thanh tra, kiểm tra
Trong khi nhiều người cho rằng trò chơi điện tử chỉ làm người chơi xa rời cuộc sống thực tế và giảm khả năng giao tiếp xã hội, thì thực tế lại không phải như vậy. Ngược lại, các trò chơi điện tử, đặc...
Những lợi ích bất ngờ của việc...