-
04-07-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Đại hội đồng cổ đông sẽ “nóng bỏng” khi ngân hàng báo lỗ
“Tại sao ngân hàng làm ăn thua lỗ?” sẽ là chất vấn phổ biến của các cổ đông với ban hội đồng quản trị, ban điều hành của các Sacombank, Eximbank, ACB và ABBank trong kỳ Đại hội đồng cổ đông lần này.
“Tại sao ngân hàng làm ăn thua lỗ?” sẽ là chất vấn phổ biến của các cổ đông với hội đồng quản trị, ban điều hành của các Sacombank, Eximbank, ACB và ABBank trong kỳ Đại hội đồng cổ đông lần này.
Từ đầu tháng 4 tới nay, Đại hội đồng cổ đông ở một số ngân hàng lớn đã được tổ chức và thu hút được sự quan tâm lớn từ phía các cổ đông. Không khí của đại hội thường được hâm nóng lên ở phiên chất vấn của cổ đông với Ban lãnh đạo về những vấn đề liên quan tới lãi suất, nợ xấu và phương án hoạt động. Đặc biệt ở những ngân hàng có nhiều đại cổ đông, hoặc có báo cáo lãi suất âm như Eximbank, ACB, Sacombank, ABBank.
Những ngân hàng nêu trên là những ngân hàng mới nhất báo lỗ trong báo cáo tài chính năm 2015. Sacombank được xem là ngân hàng có lợi nhuận vững chắc trong giai đoạn năm 2011-2014 khi khó khăn của thị trường và xu thế giảm lợi nhuận thấy ở hầu hết các ngân hàng.
Song chỉ tiêu lợi nhuận và mức thực hiện của Sacombank trong năm 2015 lại trái ngược nhau khi chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra là hơn 3.000 tỷ đồng trước thuế, còn kết quả đạt được chỉ vỏn vẹn hơn 1.000 tỷ đồng, riêng trong quý IV báo lỗ. Đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này?
Điều này được ngân hàng lý giả là do phải trích lập dự phòng nợ xấu sau khi sáp nhập Southernbank. Báo cáo tài chính riêng lẻ năm 2015 cho thấy lợi nhuận lũy kế cả năm của nhà băng này đạt 1.013 tỷ đồng trước thuế. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận sụt giảm mạnh do Sacombank trích lập dự phòng rủi ro gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ.
Gây sốc cho cổ đông hơn là Eximbank. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015 của ngân hàng này chỉ có báo lỗ quý IV/2015. Nhưng mới đây, khi Eximbank công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán thì lập tức cổ phiếu EIB bị rơi vào diện cảnh báo.
Nguyên nhân là do kiểm toán đã lưu ý kết quả thanh tra của NHNN vào trích lập dự phòng. Theo kết luận của thanh tra, trong báo cáo tài chính năm 2014 thể hiện việc điều chỉnh phần lợi nhuận chưa phân phối đến thời điểm cuối năm 2014.
Theo đó, lợi nhuận của năm 2014 âm 834,56 tỷ đồng; giảm 948,5 tỷ đồng so với con số công bố trước đó là lãi 113,94 tỷ đồng. Điều này ảnh hưởng lớn đến năm 2015. Và con số lợi nhuận sau thuế năm 2015 chưa phân phối sẽ là âm 817,47 tỷ đồng. Đây sẽ là một cú sốc lớn với cổ đông của Eximbank.
Kết quả này sẽ làm cho Đại hội đồng cổ đông của Eximbank thực sự nóng hơn bất cứ ngân hàng nào khác với những câu hỏi chất vấn xung quanh về sự mập mờ trong tính toán. Tại sao lại có những con số không trùng khớp nhau như vậy? Và kế hoạch hoạt động sắp tới của Ban quản trị sẽ là gì?
Dù có lợi nhuận khá lớn, với lũy kế cả năm 2015 đạt 1.314 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nhưng có lẽ cổ đông của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ quan tâm và chất vấn nhiều hơn ở con số thua lỗ của ngân hàng này trong riêng quý IV năm 2015.
Theo đó, ACB lỗ thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư hơn 993 tỷ đồng trong quý IV năm 2015, còn cùng kỳ năm trước lại lãi 65 tỷ đồng. Theo báo cáo, ACB thua lỗ nặng trong mua bán chứng khoán đầu tư cũng là do phải trích lập dự phòng rủi ro lên đến 1.363 tỷ đồng trong năm 2015 (rơi chủ yếu vào quý IV), trong khi cùng kỳ phần dự phòng chỉ là 40 tỷ. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh cũng tiếp tục lỗ hơn 40 tỷ đồng trong quý IV và cả năm lỗ 31 tỷ đồng.
ABBank là ngân hàng thứ tư báo lỗ lớn trong quý cuối năm 2015. Nguyên nhân cũng không có gì khác so với hai ngân hàng trên. Vẫn là câu chuyện tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, làm giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
So với cùng kỳ năm 2014, chi phí hoạt động quý IV/2015 tăng mạnh 28% lên 376 tỷ đồng. Ngoài ra chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 33% lên 284 tỷ đồng, gấp 2,4 lần lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
Do vậy, tổng lợi nhuận trước thuế quý IV của ABBank ghi nhận lỗ gần 168 tỷ đồng. Lũy kế cả năm, ABBank đạt 117 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 22,5%. Đây hẳn cũng sẽ là vấn đề làm nóng Đại hội đồng cổ đông của ABBank diễn ra trong thời gian tới.
Đại hội đồng cổ đông là cuộc họp thường niên, là cơ hội để cổ đông các ngân hàng có thể chất vấn, đưa ra ý kiến, thắc mắc của mình với Ban quản trị. Dù đã phần nào đưa ra những nguyên nhân chính của việc thua lỗ, hay giảm lợi nhuận.
Nhưng mùa Đại hội đồng cổ đông của các ngân hàng năm nay vẫn sẽ nóng lên bởi những chất vấn xung quanh vấn đề tăng quỹ trích lập dự phòng rủi ro, tỉ lệ nợ xấu, lợi nhuận trước và sau thuế.
NGUYỄN THOAN
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Bản tin tài chính ngày 17/09/2015
- Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng mạnh
- Kho bạc huy động 5.063 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- Chủ tịch DongA Bank: 'Không quá 5 năm, ngân hàng sẽ phục hồi'
- Tổng Giám đốc mới của Eximbank là ai?
- Giá vàng SJC tăng ngược chiều thế giới
- VPBank đã thu hồi được gần 1.250 tỷ đồng nợ xấu trong 9 tháng
- Tỷ giá được dự báo sẽ tăng 3- 4%, lạm phát kỳ vọng lên 6- 7%
- Lãi suất liên ngân hàng tăng, NHNN bơm ròng 52.163 tỷ đồng
- Giá vàng tăng lên 34,17 triệu đồng, chênh lệch được thu hẹp
Khu căn hộ chung cư Altara Residences Quy Nhơn được phát triển bởi Công ty CP Foodinco Quy Nhơn chất lượng hàng đầu khu bậc nhất căn hộ lộng lẫy. Altara Residences Quy Nhơn chất lượng hàng đầu khu...
Altara Residences Quy Nhơn Dự án...