-
04-09-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với cá tra, cá ba sa Việt Nam
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa thông báo, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ngày 5/4 công bố quyết định cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 11 cho giai đoạn từ ngày 1/8/2013 đến 31/7/2014 đối với sản phẩm cá tra, ba sa nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, DOC xác định mức thuế cuối cùng đối với 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc là 0,41 USD/kg và 0,97 USD/kg (cao hơn mức thuế tạm thời của đợt rà soát này được công bố vào cuối năm 2015). Đối với 14 doanh nghiệp bị đơn tự nguyện nhận mức thuế 0,69 USD/kg. Riêng mức thuế toàn quốc vẫn ở mức 2,39 USD/kg.
Tại quyết định cuối cùng, DOC cũng xác định rằng có 15 công ty không có bất kỳ giao dịch có thể rà soát nào trong giai đoạn rà soát này. Do đó, mọi chuyến hàng bị đình chỉ của các công ty này sẽ bị áp theo mức thuế suất toàn quốc của Việt Nam.
Bên cạnh đó, DOC cũng quyết định huỷ bỏ (rescind) rà soát đối với 2 công ty; 4 công ty không còn phải chịu mức thuế suất toàn quốc nữa. Đồng thời, DOC cũng quyết định 3 doanh nghiệp không hợp tác phải chịu mức thuế suất toàn quốc.
Bản công bố về các tính toán được thực hiện để có được các kết quả nêu trên được DOC công bố trong vòng 5 ngày kể từ ngày ra thông báo quyết định.
DOC sẽ xác định và cơ quan Hải quan (CBP) sẽ tính số tiền thuế chống bán phá giá đối với tất cả các chuyến hàng phù hợp của sản phẩm bị điều tra theo kết luận cuối cùng của đợt rà soát này. DOC dự kiến sẽ ban hành các hướng dẫn tính thuế thích hợp trực tiếp cho CBP trong vòng 15 ngày kể từ ngày công bố kết luận cuối cùng của đợt rà soát.
Nhằm mục đích tính thuế, DOC sẽ tính toán tỉ lệ đánh thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) cho sản phẩm bị điều tra. Sau đó, DOC sẽ tiếp tục hướng dẫn CBP để tính toán mức thuế cụ thể đối với các nhà nhập khẩu dựa trên mức thuế theo kg và trọng lượng theo kg của mỗi chuyến hàng của sản phẩm bị điều tra trong giai đoạn rà soát.
Cụ thể, DOC sẽ tính toán thuế suất cụ thể của nhà nhập khẩu trên cơ sở mức thuế trên từng đơn vị bằng cách chia tổng biên độ phá giá (tính bằng chênh lệch giữa giá trị thông thường và giá xuất khẩu, hoặc giá xuất khẩu xây dựng) của mỗi nhà nhập khẩu cho tổng lượng sản phẩm bị điều tra bán cho nhà nhập khẩu đó trong giai đoạn rà soát. Nếu mức thuế cụ thể của nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) là không đáng kể (de minimis) (tức là nhỏ hơn 0,50%), DOC sẽ hướng dẫn CBP không đánh thuế chống bán phá giá đối với các chuyến hàng sản phẩm bị điều tra của nhà nhập khẩu (hoặc khách hàng) đó.
Việc đặt cọc bằng tiền mặt sẽ có hiệu lực cùng ngày thông báo kết quả cuối cùng đợt rà soát này đối với tất cả chuyến hàng đã nhập khẩu, hoặc rút kho của sản phẩm bị điều tra để tiêu thụ vào hoặc sau ngày công bố. Đối với các bị đơn bắt buộc và tự nguyện, mức tiền đặt cọc là mức thuế được nêu tại kết luận cuối cùng của đợt rà soát (ngoại trừ trường hợp thuế suất bằng không hoặc ở mức không đáng kể, công ty đó sẽ không phải nộp thuế).
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu đã được điều tra hoặc rà soát trước đây mà không phải là bị đơn bắt buộc hoặc tự nguyện trong đợt rà soát này, thì mức tiền đặt cọc sẽ tiếp tục áp dụng theo mức thuế cụ thể của nhà xuất khẩu đó trong giai đoạn gần nhất.
Đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam không được hưởng thuế suất riêng rẽ, mức tiền đặt cọc phải nộp là mức thuế suất toàn quốc 2,39USD/kg. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu không có quốc tịch Việt Nam mà không được hưởng thuế suất riêng, mức tiền đặt cọc phải nộp sẽ là mức thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cung cấp cho nhà xuất khẩu không có quốc tịch Việt Nam đó. Các mức tiền đặt cọc này khi được áp dụng sẽ có hiệu lực cho đến khi có thông báo khác.
Vũ Hiền
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Việt Nam vào top 10 nước có thể tăng GDP nhanh nhất 2016
- Chủ tịch VCCI: Xu hướng manh mún gia tăng trong nền kinh tế Việt
- Công bố chính thức lịch nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
- Lúa gạo Việt Nam đang thụt lùi
- Bản tin kinh tế trong ngày 27/01/2016
- Pepsi Việt Nam: Ồn ào điệp khúc lỗ và nguyên liệu Trung Quốc
- Đón lõng TPP: Vốn ngoại ồ ạt vào dệt may
- FTA Việt Nam - EU: Dệt may thoát lệ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc
- Không thể truy thu thuế với Sabeco
- Sắt thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
Chương trình đào tạo từ xa của Đại học Đại Nam đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của mọi đối tượng học viên. Dù bạn là nhân viên văn phòng, cán bộ công chức hay học sinh vừa tốt nghiệp THPT, chương...
Đại học Đại Nam – Chọn học tập,...