-
05-12-2016, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thái Lan có kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam lớn nhất trong quý I/2016
Không phải Trung Quốc, nhiều mặt hàng như ô tô, hàng điện gia dụng và linh kiện, bánh kẹo… từ Thái Lan có kim ngạch nhập khẩu vào thị trường Việt Nam lớn nhất trong quý I/2016.
Từ gói bim bim đến chiếc ô tô, hàng gia dụng
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hết quý I/2016, tổng giá trị kim ngạch hàng hóa nhập khẩu từ Thái Lan đạt 1,8 tỷ USD, tăng gần 8,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Trước đó, năm 2015 nhập khẩu hàng hoá từ quốc gia này vào Việt Nam đạt 8,3 tỷ USD trong khi năm 2014 là 7,1 tỷ USD.
Thống kê của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, nhiều mặt hàng Thái Lan đã “thế chân” hàng Trung Quốc vươn lên dẫn đầu. Thậm chí, Việt Nam cũng nhập khẩu những mặt hàng có thế mạnh sản xuất trong nước như thuỷ sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm từ chất dẻo, giấy.
Đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường nhập các loại dầu mỏ, sắt thép, kim loại quý, hoá chất, vải, và nhiều loại máy móc, hàng điện gia dụng, dược phẩm…
Cụ thể, đối với mặt hàng ô tô, thống kê cho thấy lượng xe nhập khẩu từ Thái Lan trong quý I/2016 đạt 7.814 chiếc, trị giá 141,6 triệu USD, đứng đầu các thị trường nhập khẩu ô tô của Việt Nam cả về số lượng và trị giá.
Theo đó, Thái Lan trở thành quốc gia dẫn đầu xuất khẩu ô tô vào thị trường Việt Nam, chiếm đến 39,7% tổng lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu cả nước và chiếm 29,1% về trị giá.
Với lượng xe nhập khẩu kể trên, Thái Lan đã bỏ xa Trung Quốc, gấp 346%, hết quý I/2016, ô tô Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam 2.256 xe, trị giá 89,5 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xe ô tô nhập khẩu từ Thái Lan cũng tăng gần 64,5% về số lượng và 78,33% về trị giá.
Tương tự, mặt hàng điện gia dụng và linh kiện, trong quý I, nhập khẩu từ Thái Lan cũng có kim ngạch nhiều nhất lên đến 244,2 triệu USD, chiếm gần 58% toàn thị phần, cũng bỏ xa Trung Quốc với 71,5 triệu USD. Nhập khẩu hàng rau củ quả, Thái Lan cũng là thị trường thống lĩnh với 59,9 triệu USD, chiếm 38%.
Với các sản phẩm bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, quý I vừa qua, nhập khẩu từ Thái Lan chỉ đứng sau quốc gia khác trong khu vực ASEAN là Indonesia với trị giá 8,4 triệu USD. Sản phẩm cao su, Thái Lan cũng trong nhóm nước Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng này lên đến 9,7 triệu USD, sau Hàn Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Đài Loan.
Sản phẩm chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu từ Thái Lan đạt 122,03 triệu USD, sau Hàn Quốc, Ả rập Xê-út, Đài Loan, Trung Quốc.
Thái Lan đứng vị trí thứ 3 nhập khẩu dây điện, dây cáp điện và dầu mỡ động thực vật với trị giá lần lượt đạt 15,4 triệu USD và 3,2 triệu USD.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng từ Thái Lan. Đơn vị: triệu USD
Số liệu thống kê của Bộ Công Thương hiện đồ gia dụng Thái Lan có mặt tại hơn 9.000 chợ trên cả nước và chiếm ưu thế so với hàng nhập khẩu từ các nước khác, điện tử điện lạnh chiếm 70% thị phần.
Cạnh tranh trực tiếp với hàng Trung Quốc trên đất Việt
Mới đây, Central Group (Thái Lan) đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá 1,05 tỷ USD, theo đó toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam sẽ thuộc quyền sở hữu của Central Group thay vì Tập đoàn Casino (Pháp).
Thông tin mới đây cho biết, Central Group thậm chí đã bán hết cổ phần trong công ty Big C Supercenter Pcl tại Thái Lan cho tập đoàn đối thủ TCC Group để trang trải chi phí mua chuỗi siêu thị tại Việt Nam.
Central Group cũng đang sở hữu chuỗi cửa hàng Robins tại Hà Nội, TP.HCM tập trung nhiều nhãn hàng cao cấp từ các nước trên thế giới trong đó hàng Thái cũng chiếm số lượng lớn.
Một đơn vị thuộc Central Group cũng đã mua 49% cổ phần của Công ty Đầu tư phát triển công nghệ và giải pháp mới NKT, đơn vị sở hữu Công ty thương mại Nguyễn Kim với 21 siêu thị điện máy trên cả nước, một trong những nhà bán lẻ điện máy lớn tại Việt Nam.
Trong khi, công ty Berli Jucker (BJC) thuộc Tập đoàn ThaiBev cũng nắm cổ phần chi phối tại Công ty Thái An - nhà phân phối, xuất nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng tại miền Nam, rồi đến hãng giấy Cellox, Công ty sản xuất đậu phụ Ichiban và hợp tác với hệ thống bán lẻ Family Mart (sau đó đổi tên thành B’mart - thương hiệu lâu đời của BJC).
Tháng 1 vừa qua, BJC cũng đã hoàn tất thương vụ chuyển nhượng chuỗi bán lẻ Metro Cash & Carry Việt Nam. Hiện hàng hoá Thái Lan đã được bày bán và xuất hiện nhiều hơn tại các kệ hàng Metro.
Ông Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả (Bộ Tài chính) cho biết, trước đây Việt Nam từng lo lắng hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém tràn ngập thị trường, hiện hàng Thái Lan có chất lượng tốt, mức giá hợp lý, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng có thể là động cơ cạnh tranh với hàng Trung Quốc.
“Với hàng hoá Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh, nếu doanh nghiệp Việt Nam không nâng cao năng lực cạnh tranh, cuối cùng cũng bị đo ván, thua tất cả các nước, không chỉ Thái Lan”, ông Long cảnh báo.
NGUYỄN THẢO
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Giá lúa gạo tiếp tục giảm
- Nhiều nông sản xuất khẩu 'bốc hơi' nghìn tỷ
- Xăng nhập khẩu giảm hơn 30%, giá bán lẻ hạ bằng một nửa
- Indonesia muốn mua 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam và Thái Lan
- Thu mua cá ngừ: Đổ đồng một loại giá cho tất cả loại cá là bất hợp lý
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư lý giải vênh số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc
- Doanh nghiệp với hội nhập: Nước đến chân mới nhảy thì chỉ có hớt váng
- Số DN thành lập mới lớn nhất từ trước tới nay
- Lô vải thiều đầu tiên xuất khẩu sang Mỹ
- EVN "hứa" sẽ không thiếu điện trong tháng 6
Khu đô thị 389 Dream Home được phát triển bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Xây dựng 389 không khí trong lành giá cạnh tranh công viên trung tâm. bán căn hộ 389 Dream Home không khí trong...
389 Dream Home mảng xanh đắt giá...