Chủ đề: Đẳng cấp CP hàng không?
-
11-23-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Đẳng cấp CP hàng không?
Với thị giá, quy mô cũng như chất lượng vào loại cao nhất, CP hàng không được ví như hàng hiệu trên TTCK. Nhưng không phải NĐT nào cũng thích hàng hiệu.
Cao nhưng không “hot”
Trong top 10 CP có thị giá cao nhất thị trường, luôn thường trực 2 CP hàng không là NCT (CTCP Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài) và MAS (CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng). Đóng cửa phiên 20-11, NCT đạt mức giá 144.000 đồng/CP, còn MAS đạt 138.000 đồng/CP, tức cao hơn cả VNM (Vinamilk) với giá 131.000 đồng/CP - CP được xem là tốt nhất thị trường. SAS (CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất) dù chỉ đang giao dịch tại UpCOM nhưng cũng có giá hơn 30.000 đồng/CP, cách đây chưa lâu còn tăng lên 38.000 đồng/CP và mỗi ngày đều khớp vài chục ngàn CP, có thể xem là mức cao tại sàn này.
2 CP kém nổi bật hơn là ARM (CTCP Xuất nhập khẩu Hàng không) và IHK (CTCP In Hàng không) cũng có giá lần lượt 27.000 đồng/CP và 10.600 đồng/CP sau khi đóng cửa phiên 20-11. 1 năm trước, Vietnam Airlines (HVN) đã tiến hành IPO thành công hơn 49 triệu CP (tương đương 3,48% vốn điều lệ (VĐL) với giá bình quân 22.300 đồng/CP. Thị giá cao chứng tỏ vị thế cũng như sức hút của CP hàng không, nhưng nhìn ở góc độ đại chúng sẽ thấy những vấn đề khác.
Trong một loạt CP nêu trên, chỉ NCT có tính đại chúng cao nhất, nghĩa là có thanh khoản tốt và gây được ấn tượng trên thị trường. Trong khoảng 3 tháng qua, từ mức giá 11.0, NCT đã có lúc tăng đến 15.0, với tỷ suất sinh lời hơn 36% và trong những phiên tăng có phiên KLGD đạt mức khá với hơn 100.000 CP/phiên. Trong cùng khoảng thời gian đó, MAS tăng từ hơn 11.0 lên hơn 14.0 nhưng thanh khoản lại rất thấp.
Nếu chỉ xét trong 10 phiên gần nhất, khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ đạt hơn 550 CP/phiên. ARM hay IHK còn có thanh khoản thấp hơn khi thường xuyên có những phiên KLGD bằng 0. NCT thuộc nhóm có EPS (thu nhập trên CP) cao nhất thị trường, vậy nên khi CP này tăng cùng với thanh khoản tương đối cũng đồng nghĩa việc CP này đem lại nhiều cơ hội cho nhiều NĐT khác. Trong khi đó vào năm 2014, tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt của MAS lên đến 115%, còn vào năm 2015 MAS đã trả cổ tức cho đợt 1 là 40%, đợt 2 dự kiến sẽ trả vào tháng 1-2016 cũng với tỷ lệ tương tự, toàn những mức cổ tức khủng. Nhưng rõ ràng, với thanh khoản thấp như vậy, cơ hội NĐT mua MAS để hưởng cổ tức chắc chắn sẽ bị hạn chế.
Ngoài thị giá cao, thanh khoản thấp, sự liên kết giữa nhóm CP hàng không trên sàn cũng chưa gây được chú ý. Trên sàn có những họ CP đông đảo như dầu khí, Sông Đà, Vinaconex, Lilama… có họ với số lượng CP ít hơn nhưng cũng có sự đồng điệu với nhau như Viglacera hay một số CP khoáng sản. Nhưng hiện nay cụm từ “CP họ hàng không” hiếm khi được nhắc đến. Điều này có phần đáng tiếc, bởi khi nói về nơi làm việc, chỉ cần nói làm trong ngành hàng không thì chưa cần nói đến làm ở bộ phận nào, chức vụ, trách nhiệm ra sao, cũng có thể tạo suy nghĩ về một nơi làm việc lý tưởng. Ở đây còn một giả thiết khác là phải chăng do hàng không là một ngành quá hấp dẫn và đủ tạo nên sức hút cho CP từng công ty nên các đơn vị không cần phải gắn kết với nhau? Điều này có thể đúng, nhưng chưa đủ.
Cần cởi mở hơn
Một thông tin được nhiều người chờ đợi là việc niêm yết của HVN, nhưng cũng ít thấy xuất hiện. Ở đây không bàn đến việc niêm yết sớm hay muộn vì còn tùy thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau, nhưng NĐT cũng muốn biết một khoảng thời gian, lộ trình rõ ràng. Đã là CTCP và lại là công ty lớn thì phải có các hoạt động quan hệ cổ đông (IR). HVN có quá nhiều điều kiện để đẩy mạnh hoạt động này nhưng dường như sự thận trọng, kiệm lời lại đang chiếm ưu thế hơn là sự cởi mở, chia sẻ.
HVN là ông lớn mà còn như vậy, việc các công ty trong ngành hàng không khác dù có niêm yết nhưng hoạt động IR khá trầm lắng cũng không lấy gì làm lạ. Các giả thiết như HVN đẩy mạnh công bố thông tin, IR kéo theo các đơn vị khác cũng phải “bắt chước” hoặc một đơn vị nào đó tiên phong thực hiện kéo theo các đơn vị còn lại đều đã được nghĩ đến, nhưng chưa biết khi nào sẽ trở thành hiện thực. Khi NĐT hay cổ đông chưa thể gắn kết, hiểu và cảm thấy quen thuộc, gần gũi với một công ty, hay một CP, khó có cái nhìn với cả họ CP và chuyện giá CP của cả họ hàng không cùng nổi sóng mạnh như dầu khí, Sông Đà… ngày trước cũng không dễ gì xảy ra.
Ngày 10-12 tới đây, 77,8 triệu CP, tương đương với 3,5% vốn điều lệ dự kiến là 22.431 tỷ đồng của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (ACV), sẽ được IPO tại HOSE với giá khởi điểm 11.800 đồng/CP. Nhìn vào vị thế của ACV, chẳng hạn như việc quản lý toàn bộ 22 cảng hàng không dân dụng cả nước, sẽ không khó dự báo lại có thêm một hàng hot của ngành hàng không được bán ra thị trường và tất nhiên cũng sẽ thu hút rất nhiều NĐT tham gia đấu giá.
Cũng như HVN, điều nhiều người quan tâm đến ACV là sau khi cổ phần hóa, IPO, ông lớn này sẽ hoạt động như thế nào, tận dụng cơ hội khi tham gia vào TTCK ra sao để tiếp tục phát huy vị thế và phát triển. Năng lực của các doanh nghiệp trong ngành hàng không là rất lớn, nhưng sẽ lớn hơn nữa nếu có thể tận dụng, thu hút và phát huy nguồn lực từ công chúng. Và tất nhiên, đã là công ty đại chúng thì tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông là điều cần phải hướng đến. Mong rằng, CP hàng không kén người mua bởi các tiêu chí như thị giá cao, thích hợp cho đầu tư dài hạn chứ không phải kén người mua bởi sự thận trọng, kiệm lời trong việc công bố thông tin, hay trong công tác IR.
Ngọc Long
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Gom cổ phiếu ngày Thần Tài, thanh khoản tăng mạnh
- Ngày 17/12: Khối ngoại trên HOSE bán ròng phiên thứ 13 liên tiếp, đạt 123,5 tỷ đồng
- Ba quỹ thuộc Vinacapital đã bán 7 triệu cổ phiếu KDH?
- Phiên sáng ‘khai xuân’: VN-Index giảm hơn 5 điểm
- VN-Index có thể giảm dưới 5% nếu FED tăng lãi suất
- Chứng khoán ngày 22/12/2015 qua 'lăng kính' kỹ thuật
- Cổ phiếu ngân hàng hồi phục, VN-Index lấy lại mốc 605 điểm
- Ngày 2/10: Khối ngoại gom NT2, bán thỏa thuận 1,8 triệu cổ phiếu BCI
- Chứng khoán ảm đạm trước động thái hạ lãi suất tiền gửi USD của NHNN
- Điểm tin thị trường chứng khoán nổi bật ngày 19/01/2016
Người mẫu webcam có thể hưởng lợi gì từ Lush 4? Lush 4 là một trong những thiết bị không dây phổ quát nhất dành cho người mẫu webcam, giúp nâng cao trải nghiệm và thu nhập đáng kể. Dưới đây là...
Tại sao Lush 4 lại là lựa chọn...