-
11-13-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Dự án bị thanh tra, cổ phiếu CII“đổ đèo”
Trong 10 phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu của công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM đã liên tục “bốc hơi” mất tới gần 15% thị giá. Cùng thời điểm, chính thức xác nhận Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc thanh tra 3 dự án mà công ty tham gia triển khai.
Những tin đồn bị thanh tra đã xuất hiện trên thị trường gần đây được cho là có ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu . Trong 10 phiên liên tiếp, mã đã giảm giá mạnh, nhất là phiên giao dịch ngày 9/11, giá cổ phiếu đã giảm tới 4,91% (tương ứng giảm 1.100 đồng/CP), giao dịch ở mức 21.300 đồng/CP. Trong phiên này, tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt mức kỷ lục tới 12.472 triệu đơn vị với giá trị gần 270 tỷ đồng.
Bất thường cổ phiếu lao dốc
Từ mức giá 24.400 đồng/CP hôm 30/10, cổ phiếu đã giảm mạnh xuống còn 20.800 đồng/CP chốt phiên ngày 12/11/2015. Tức “bốc hơi” tới 14,75% thị giá, tương ứng, giá trị vốn hoá đã giảm tới 703 tỷ đồng chỉ sau 10 phiên giao dịch. Cổ phiếu bất ngờ “đổ đèo” vào thời điểm quý IV/2015 này khiến không ít cổ đông hụt hẫng, thất vọng.
Giá cổ phiếu giảm sâu sau khi công ty công bố kết quả kinh doanh quý III/2015 với lợi nhuận thấp đột biến. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 286 tỷ đồng, lãi sau thuế còn gần 236 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với quý trước đó. Hết quý III/2015, nợ phải trả của tăng lên tới hơn 8.497 tỷ đồng, chủ yếu là nợ dài hạn chiếm tới 76,7% tổng nợ.
Đáng chú ý, chỉ số nợ trên tổng tài sản ở mức cao là 64,65%, tỷ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu hơn 143%. Mặc dù một số cổ đông đã đề nghị lãnh đạo công ty xác nhận về việc thanh tra này và giải thích lý do thanh tra, song dường như đang muốn “phớt lờ” yêu cầu chính đáng của cổ đông.
Theo công văn giải trình gửi Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM ngày 12/11, chỉ xác nhận có 3 dự án mà công ty này tham gia đang trong diện thanh tra của Thanh tra Chính phủ (TTCP).
Cụ thể, TTCP tiến hành thanh tra 3 dự án hạ tầng giao thông gồm: dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội, dự án BOT cầu đường Bình triệu 2 (giai đoạn 1) và dự án BT Cầu Sài Gòn 2 cùng nhiều dự án khác.
Văn bản của gửi lên Sở chỉ giải trình ngắn gọn rằng đoàn TTCP hiện đang thực hiện thanh tra một số dự án BT, BOT của Bộ GTVT, Tp. Hà Nội và Tp.HCM, gồm có 3 dự án mà đang tham gia. Và đoàn TTCP có thể mở rộng thanh tra các dự án khác.
Và “khát vốn”?
Thời gian qua, đã được tham gia triển khai xây dựng nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn ở Tp.HCM. Đáng kể nhất là dự án mở rộng xa lộ Hà Nội – tuyến đường huyết mạch dẫn vào trung tâm Tp.HCM và cảng Cát Lái. Tuyến đường này dài 15,7 km từ chân cầu Sài Gòn đến điểm giao với dự án cầu Đồng Nai.
Tuy nhiên, sau 5 năm khởi công hiện dự án mới đạt 47% khối lượng do gặp vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, trong khi hạn chót hoàn thành dự án là tháng 6-2016, tức chỉ còn chừng hơn 7 tháng nữa.
Đơn cử, đoạn đi qua quận Thủ Đức phải chờ sau khi hoàn thành cột trụ của tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên mới thi công được… Nhưng khó khăn nhất là vướng ở gần 250 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng của đoạn qua quận 9 dài khoảng 9,8km và 167 hộ dân ở thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Theo chủ đầu tư , vấn đề mấu chốt nằm ở việc chưa thu xếp được nguồn vốn 1.400 tỷ đồng để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Bình Dương.
Trước tiến độ “rùa” của dự án mở rộng xa lộ Hà Nội, lãnh đạo Tp.HCM cũng bày tỏ lo ngại dự án này sẽ bị đội vốn đáng kể, vì tổng mức đầu tư cho toàn dự án rất lớn, khoảng 2.286,8 tỷ đồng, riêng phần chi phí xây dựng là 1.701,5 tỷ đồng, được đầu tư theo hình thức BOT. Nếu thời gian thi công kéo dài, số vốn đầu tư bị đội lên không hề nhỏ.
Trong khi đó, năng lực tài chính của chủ đầu tư trong vài năm gần đây có nhiều điều đáng ngại. Trong vòng 3 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của có dấu hiệu sa sút, đơn cử, năm 2012, lợi nhuận chỉ đạt 417 tỷ đồng, và bất ngờ sụt xuống mức 86 tỷ đồng năm 2013. Lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2015 cũng chỉ ở mức khiêm tốn gần 236 tỷ đồng dù lãnh đạo khẳng định đã có những cải tổ, thay đổi tích cực hơn.
Từ năm 2013, đã tập trung kinh doanh các dự án hạ tầng cơ sở, thay vì bán “lúa non” chuyển nhượng dự án mà sẽ rót vốn đầu tư, khai thác thu phí. hi vọng sẽ có doanh thu ổn định, có khả năng tăng trưởng cao nhờ cước thu phí tăng khoảng 30-50%. Kỳ vọng được đặt vào 3 dự án lớn gồm: dự án BOT mở rộng xa lộ Hà Nội, hay dự án BOT cầu đường Bình triệu 2 (giai đoạn 1)…
Vừa qua, đã xúc tiến huy động vốn thông qua việc phát hành 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để phục vụ các dự án đầu tư. Đồng thời, giúp công ty giảm áp lực trả nợ trong tương lai, tránh pha loãng cổ phiếu (nếu chọn phát hành thêm cổ phiếu số lượng quá lớn).
Thế nhưng, giữa lúc kết quả kinh doanh kém lạc quan thì HĐQT công ty cần chứng minh cho cổ đông, nhà đầu tư về hiệu quả đầu tư vốn. Việc đổ cả nghìn tỷ theo đuổi các dự án BOT, sau đó chờ “đếm bạc lẻ” từ thu phí trong 15-20 năm tới có thực sự hiệu quả?
Hải Hà
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Chứng khoán đỏ sàn, chỉ số VN-Index lùi sát về ngưỡng 590 điểm
- 10 cổ phiếu giao dịch mạnh nhất tuần từ 2 - 6/5
- Chứng khoán sôi động, VN-Index tiến gần về mốc 570 điểm
- Sắc đỏ áp đảo, VN-Index ‘thủng’ mốc 560 điểm
- UBCK lấy ý kiến về sản phẩm chứng quyền có bảo đảm
- Hai tổ chức bị UBCK phạt tổng cộng 125 triệu đồng
- Nhận định thị trường ngày 17/11: "Phân hóa cao"
- Năm mã chứng khoán niêm yết tăng, giảm mạnh nhất tuần
- MWG thỏa thuận hơn 3,4 triệu cổ phiếu, hai sàn giảm điểm nhẹ
- Nhận định thị trường ngày 11/12: "Tiếp tục xu hướng điều chỉnh"
Khu công nghiệp (KCN) Nam Đình Vũ không chỉ là một trung tâm công nghiệp lớn tại Hải Phòng mà còn là biểu tượng cho sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và hạ tầng logistics hiện đại. Với vị...
KCN Nam Đình Vũ – Đầu Tư Vững Bền...