-
11-21-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Khoảng trống trong quản lý tín dụng
Lãi suất cho vay “cắt cổ”, lên đến 16%/năm, người vay không những chấp nhận mà còn cảm ơn. Hình thành và phát triển ở Việt Nam từ năm 1980, nhưng chưa được nhiều người biết đến, kể cả chính quyền địa phương lẫn cơ quan quản lý. Họ là ai?
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng của các ngân hàng thương mại (NHTM) thấp nhất là 6%/năm; cho vay trung dài hạn cao nhất là 11%/năm. Vậy mà lãi suất cho vay của các chương trình tài chính vi mô (TCVM) phổ biến ở mức 15-16%/năm, có khi lên đến 18%/năm. Bản thân những tổ chức cho vay này cũng thừa nhận đây là mức lãi suất “cắt cổ”.
Những người được… “cắt cổ”
Vậy, đối tượng của TCVM là ai? Đó chủ yếu là những người nghèo, người dân tộc thiểu số. Thậm chí, nói như một người làm TCVM: “Khách hàng của chúng tôi là những người ở đáy nghèo”. Đó có thể là phụ nữ đơn thân, người dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV, nghiện ma túy…Nói một cách sách vở, họ là những người yếu thế trong xã hội. Lãi suất cho vay cao, được giải thích là do chi phí cao do món vay nhỏ, lẻ. Và ngoài cho vay, các chương trình, dự án TCVM còn thực hiện các chương trình đào tạo, tư vấn, hỗ trợ cộng đồng…
Mỗi chương trình, dự án sẽ có nhóm đối tượng khách hàng, đồng thời cũng là thành viên, hoạt động theo một mục tiêu, nguyên tắc riêng. Nhưng nhìn chung những thành viên của các chương trình, dự án TCVM sẽ phải đóng góp định kỳ (gửi tiết kiệm) bắt buộc, thường mỗi người 20 ngàn đồng/tháng. Ngoài ra họ có thể gửi tiết kiệm tự nguyện. Khoản tiền gửi này được hưởng lãi suất 0,3% – 0,5%/tháng, tùy dự án. Thành viên sẽ được vay từ vài trăm ngàn đến hàng chục triệu đồng. Thời hạn cho vay rất đa dạng, có thể chỉ 15 ngày đến hơn một năm. Một người có thể vay, trả nhiều vòng. Điểm chung của các chương trình, dự án này là đều có nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức hội, hiệp hội và đa số có nguồn vốn tài trợ ban đầu từ nước ngoài. Vốn được cho vay quay vòng trên nguyên tắc thu phải đủ bù chi nên khá nhiều dự án, chương trình sau khi giải ngân hết số tiền được tài trợ ban đầu thì vẫn tiếp tục hoạt động.
Bà Đinh Thị Minh Thái, Viện trưởng Viện Tài chính vi mô và phát triển cộng đồng cho biết, ngoài 3 tổ chức TCVM chính thức còn có hơn 300 chương trình, dự án bán chính thức đang được triển khai. Có những chương trình tổng dư nợ hiện đã lên đến 30 tỷ đồng. Nhưng 80% các chương trình, dự án TCVM chỉ có dư nợ nhỏ, khoảng hơn 3 tỷ đồng. Có một điều đặc biệt là TCVM ở Việt Nam được cung cấp bởi các tổ chức TCVM chính thức; các hình thức cho vay phi chính thức (họ, hụi, người thân, bạn bè, các cá nhân..); và cả NHTM, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân.
Vậy TCVM là gì? Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), đây là hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo, bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm. Một tổ chức TCVM chính thức còn có thể vay vốn của ngân hàng, tổ chức tài chính và các cá nhân, tổ chức khác trong nước; ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn; cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ… Với mục tiêu tạo công ăn việc làm cho người còn khả năng lao động nên các chương trình TCVM này đã tạo sinh kế bền vững cho người nghèo, người khuyết tật, dân tộc thiểu số… Hiệu quả, tác động của TCVM nhìn chung là tốt. Song vấn đề ở đây là công tác quản lý mô hình tín dụng này.
Không biết, làm sao quản!
TCVM xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1980 bởi một chương trình phát triển do tổ chức phi chính phủ tài trợ. Năm 2005, NHNN ban hành văn bản pháp lý đầu tiên cho hoạt động TCVM chính thức tại Việt Nam. Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2195/QĐ -TTg phê duyệt “Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến hết năm 2020”. Hiện NHNN mới cấp phép cho 3 tổ chức TCVM chính thức. Đó là Tổ chức TCVM Tình thương; Tổ chức TCVM M7 và TCVM TNHH Thanh Hóa. Nhưng như đã nói ở trên, có hàng trăm dự án, chương trình TCVM đã và đang được triển khai tại 64 tỉnh thành trong cả nước. Song, không phải ai cũng biết về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động của TCVM, kể cả chính quyền địa phương lẫn cơ quan quản lý chức năng. Theo báo cáo của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố mà NHNN tổng hợp được thì hiện có 75 chương trình, dự án TCVM tại 23 tỉnh, thành phố.
Theo Luật các tổ chức tín dụng thì tổ chức TCVM chính thức được coi là một hình thức tổ chức tín dụng. Vì vậy, hoạt động của các tổ chức này cần được quy định cụ thể tại những văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện Luật. Thế nhưng, cho đến giờ các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức vẫn hoạt động theo quy định tại Luật tổ chức tín dụng cũ. Lãnh đạo NHNN chi nhánh một tỉnh miền núi thật thà cho biết: Khi có dự án, Sở Ngoại vụ hỏi chúng tôi thì chúng tôi cũng chỉ có thể tư vấn về lãi suất, còn tôn chỉ, mục đích TCVM là gì thì chúng tôi không hiểu nên khó tham gia… Vị này cho biết, Luật các tổ chức tín dụng có từ năm 2010 nhưng hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào có quy định về hướng dẫn thực hiện Luật đối với hoạt động của TCVM. Cơ chế giám sát, quản lý không có. “Họ (TCVM) không báo cáo làm sao chúng tôi nắm được. Mà hiện cũng không có quy chế nào bắt họ phải báo cáo NHNN. Muốn biết chúng tôi phải sang các sở, ngành khác hỏi”.
Một vấn đề khác, các chương trình, dự án TCVM ban đầu đều có mục đích hoạt động vì lợi ích cộng đồng, phi lợi nhuận… Nhưng sau một thời gian, khi đã có cơ sở khách hàng, địa bàn hoạt động thì một số tổ chức này hướng đến mục tiêu chính là lợi nhuận, với khách hàng không chỉ là các đối tượng chính sách như trên nữa, mà còn là cả doanh nghiệp siêu nhỏ. Nếu việc xin thành lập một ngân hàng thương mại hiện gần như là không thể thì với mô hình TCVM, một cá nhân, chỉ với số vốn vài tỷ đồng, đã có thể triển khai mô hình TCVM, tất nhiên là trên danh nghĩa một hội, hiệp, tổ chức xã hội nào đó. Hiện còn hàng trăm mô hình TCVM vì nhiều lý do không đủ điều kiện để chuyển đổi thành tổ chức TCVM. Nhưng, nếu được NHNN cấp phép chính thức, có thể địa bàn, quy mô hoạt động lớn hơn, nhưng cũng đồng nghĩa với việc bị NHNN quản lý. Thế nên, có một thực tế là nhiều chương trình, dự án TCVM không muốn chuyển đổi.
Thái Thanh
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Vàng và USD cùng giảm giá
- Hà Nội huy động 3.370 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
- Giá vàng SJC bật tăng 150.000 đồng theo đà tăng của thế giới
- Tăng trưởng nhanh, ngân hàng Việt vẫn kiếm tiền “bèo bọt” nhất ASEAN
- Mới thu hồi được 2.200 tỷ đồng từ các doanh nghiệp nợ thuế lớn
- Cổ phiếu ngân hàng: Khi nào hết phận “bọt bèo” ?
- Vàng SJC bật tăng trở lại
- Lãi suất liên ngân hàng tăng, NHNN bơm ròng 52.163 tỷ đồng
- Giá vàng SJC giảm dần về cuối tuần
- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: Ngân sách năm 2016 rất căng thẳng
Dự án căn hộ Roxana Plaza Bình Dương xây dựng bởi Cty Cổ phần NAVILAND không gian hợp nhất đẹp tự nhiên bức tranh sống động. bán căn hộ Roxana Plaza Bình Dương không gian hợp nhất sống năng động...
Khu căn hộ chung cự Roxana Plaza...