Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm 2015, nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn chứng kiến sự giảm sút. Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay với 32 tỷ USD có lẽ sẽ không thành công.



Nhiều chuyên gia cho rằng với một thời gian dài ngành nông nghiệp luôn phải đối mặt khó khăn “kép” thì khó có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng.



Khó khăn “kép”



Trong 5 năm gần đây, mặc dù chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhất là những thị trường lớn bị tác động lại là thị trường chủ lực của nông lâm thuỷ sản Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn tăng trưởng khích lệ.



Đặc biệt, năm 2014, ngành nông nghiệp đã có thắng lợi “kép” là sản lượng tăng, giá tăng, thị trường thuận lợi. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt kỷ lục với 30,86 tỷ USD. Nhưng từ cuối năm 2014 đến hết quý 1/2015, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đã trải qua một đợt suy giảm dài bất thường. Sang quý 2/2015, xuất khẩu có chút khởi sắc trở lại nhưng sau đó lại có xu hướng suy giảm.



Lý giải nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành sụt giảm, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng có hai lý do chính mà ngành gọi là khó khăn “kép” khiến ngành có kim ngạch xuất khẩu 10 tháng giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước (đạt 24,61 tỷ USD). Đó là thời tiết và thị trường. Cụ thể, ảnh hưởng của El Nino đã gây tác động lên sản xuất trồng trọt và thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng của ngành đều gặp nhiều khó khăn.



Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh (đặc biệt là euro) biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ nên đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu. Đó còn là chưa kể đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... vừa giảm nhu cầu nhập khẩu vừa tăng cường nhiều biện pháp rào cản kỹ thuật.



Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng nông sản toàn cầu tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước khiến cạnh tranh gay gắt. Trong khi sức tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu tạo sức ép giảm giá. Đặc biệt, là mặt hàng lương thực, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc ký kết các đơn hàng mới. Đơn cử như mặt hàng gạo, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay nhu cầu và sự tham gia thị trường nông sản của các quốc gia mới như Myanmar, Campuchia, trở thành những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo lớn hơn rất nhiều so với vài năm trước.



Tương tự như vậy, thủy sản cũng đã chịu tác động mạnh từ nguồn cung thế giới cao cũng như sự biến động của các đồng ngoại tệ. Qua 10 tháng, thủy sản xuất khẩu vẫn giảm 17,7% (đạt gần 5,37 tỷ USD). Trong đó, mặt hàng chủ lực xuất khẩu trong thủy sản là tôm đã có sự giảm sút mạnh 27%.



Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đồng USD tăng mạnh, khiến cho các nước đổ xô xuất khẩu tôm sang Mỹ. Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu tôm với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc... phá giá đồng tiền mạnh đã có lợi thế xuất khẩu hơn vào Mỹ.



Hay mặt hàng càphê, đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào niên vụ mới 2015-2016, nhưng tình hình tiêu thụ và xuất khẩu càphê vẫn khá trầm lắng. Thông tin về hạn hán dự báo kéo dài ở Brazil cũng không đủ sức kéo được giá càphê đi lên dù lượng càphê tồn kho của nông dân và thương nhân Việt Nam đang ở mức cao và vụ thu hoạch mới đang bắt đầu.



Chỉ còn hai tháng nữa là hết năm 2015, nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản vẫn chứng kiến sự giảm sút. Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay với 32 tỷ USD có lẽ sẽ không thành công.



Nhiều chuyên gia cho rằng với một thời gian dài ngành nông nghiệp luôn phải đối mặt khó khăn “kép” thì khó có thể đạt được kim ngạch xuất khẩu cũng như tốc độ tăng trưởng như kỳ vọng.



Khó khăn “kép”



Trong 5 năm gần đây, mặc dù chịu tác động mạnh của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính thế giới khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhất là những thị trường lớn bị tác động lại là thị trường chủ lực của nông lâm thuỷ sản Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU... nhưng xuất khẩu nông lâm thủy sản luôn tăng trưởng khích lệ.



Đặc biệt, năm 2014, ngành nông nghiệp đã có thắng lợi “kép” là sản lượng tăng, giá tăng, thị trường thuận lợi. Bởi vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt kỷ lục với 30,86 tỷ USD. Nhưng từ cuối năm 2014 đến hết quý 1/2015, xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam đã trải qua một đợt suy giảm dài bất thường. Sang quý 2/2015, xuất khẩu có chút khởi sắc trở lại nhưng sau đó lại có xu hướng suy giảm.



Lý giải nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành sụt giảm, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho rằng có hai lý do chính mà ngành gọi là khó khăn “kép” khiến ngành có kim ngạch xuất khẩu 10 tháng giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước (đạt 24,61 tỷ USD). Đó là thời tiết và thị trường. Cụ thể, ảnh hưởng của El Nino đã gây tác động lên sản xuất trồng trọt và thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao trong tăng trưởng của ngành đều gặp nhiều khó khăn.



Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái của một số ngoại tệ mạnh (đặc biệt là euro) biến động theo hướng không thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Thị trường Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cũng điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ nên đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu. Đó còn là chưa kể đến các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản... vừa giảm nhu cầu nhập khẩu vừa tăng cường nhiều biện pháp rào cản kỹ thuật.



Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng nông sản toàn cầu tăng, lượng tồn kho cao ở nhiều nước khiến cạnh tranh gay gắt. Trong khi sức tiêu thụ của các thị trường nhập khẩu vẫn còn yếu tạo sức ép giảm giá. Đặc biệt, là mặt hàng lương thực, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc ký kết các đơn hàng mới. Đơn cử như mặt hàng gạo, bà Nguyễn Thị Hồng cho hay nhu cầu và sự tham gia thị trường nông sản của các quốc gia mới như Myanmar, Campuchia, trở thành những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo lớn hơn rất nhiều so với vài năm trước.



Tương tự như vậy, thủy sản cũng đã chịu tác động mạnh từ nguồn cung thế giới cao cũng như sự biến động của các đồng ngoại tệ. Qua 10 tháng, thủy sản xuất khẩu vẫn giảm 17,7% (đạt gần 5,37 tỷ USD). Trong đó, mặt hàng chủ lực xuất khẩu trong thủy sản là tôm đã có sự giảm sút mạnh 27%.



Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đồng USD tăng mạnh, khiến cho các nước đổ xô xuất khẩu tôm sang Mỹ. Các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu tôm với Việt Nam như Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Trung Quốc... phá giá đồng tiền mạnh đã có lợi thế xuất khẩu hơn vào Mỹ.



Hay mặt hàng càphê, đến thời điểm này, Việt Nam đã chính thức bước vào niên vụ mới 2015-2016, nhưng tình hình tiêu thụ và xuất khẩu càphê vẫn khá trầm lắng. Thông tin về hạn hán dự báo kéo dài ở Brazil cũng không đủ sức kéo được giá càphê đi lên dù lượng càphê tồn kho của nông dân và thương nhân Việt Nam đang ở mức cao và vụ thu hoạch mới đang bắt đầu.



Bích Hồng










Theo stockbiz.vn