-
11-15-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Những gã khổng lồ & nghịch cảnh khó xóa
Từ lâu, chuyện các “gã khổng lồ” FDI dẫn dắt những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam không còn lạ lẫm gì.
Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, từ ngày 1/1 đến 15/10/2015, trong 126,74 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, riêng khối doanh nghiệp (DN) FDI đóng góp tới 86,47 tỷ USD (chiếm 68%), đang dẫn dắt phần lớn các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Đáng chú ý, 4 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng là 4 nhóm hàng xuất khẩu có giá trị lớn nhất của DN FDI, gồm: Điện thoại, linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện; dệt may; giày dép. Ai cũng thấy rõ hình ảnh Samsung đứng ở vị thế “độc tôn” xuất khẩu điện thoại và linh kiện, nhưng ít người tỏ tường về những DN FDI có quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng, đang lấn lướt DN Việt trong lĩnh vực giày dép.
Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 vượt mốc 10 tỷ USD, năm 2015 dự báo khoảng 12 tỷ USD, giày dép là một lĩnh vực xuất khẩu lớn của Việt Nam.
Thế nhưng, nhiều DN Việt gọi là “lớn” doanh thu cũng chỉ vài ba chục triệu USD, không “so kè” nổi với những cái tên Pou Chen, Feng Tay, Tae Kwang Vina, PouYuen, Chang Shin, Hwaseung...
Chẳng hạn, với doanh thu năm 2014 xấp xỉ 23.000 tỷ đồng, PouYuen (thành viên của Tập đoàn Pou Chen- Đài Loan) bỏ xa các DN da giày khác. Tại Việt Nam, Pou Chen có nhiều công ty con như Pou Hung, Pou Sung, Pou Chen Việt Nam..., tổng doanh thu hơn 1,5 tỷ USD, tương đương 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày. Feng Tay- một tập đoàn khác đến từ Đài Loan- đang sở hữu hàng chục nhà máy tại Việt Nam, tổng doanh thu gần 10.000 tỷ đồng mỗi năm... Những DN giày dép của Hàn Quốc cũng có doanh thu khủng: Tae Kwang Vina trên 9.700 tỷ đồng; Chang Shin 9.300 tỷ đồng; Hwaseung Vina hơn 5.000 tỷ đồng...
Song, dù dẫn đầu trong xuất khẩu, nhưng các DN FDI lại tụt hậu về nộp thuế- nghịch cảnh tồn tại dài lâu mà khó xóa.
Trong Bảng xếp hạng 1.000 DN nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam năm 2015 mới được Vietnam Report công bố, 460 DN FDI chỉ đóng góp khoảng 37% tổng số thuế TNDN của toàn bảng, chẳng tương xứng chút nào nếu so sánh 229 DNNN Việt Nam đóng góp tới 45%.
Nghịch cảnh đó vì sao khó xóa? Có thể trả lời rất nhanh: Do chính sách ưu đãi DN FDI hết mức có thể và sản phẩm của DN FDI chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng không cao, chưa kể một điều lâu nay vẫn khó bề minh bạch- nghi vấn về chuyển giá.
Khó không có nghĩa là chịu thua. Cùng với các chính sách hữu hiệu của nhà nước, doanh nghiệp Việt phải chung tay xóa nghịch cảnh đó bằng cách... vượt lên chính mình.
Trần Phương
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Xăng tiếp tục tăng giá
- Tỷ lệ nội địa hóa của Samsung là 36%
- Thêm một tập đoàn Thái Lan hỏi mua Big C
- Nhiều chính sách mở nhằm thu hút FDI vào nông nghiệp
- Bộ trưởng Công Thương: 'Nông sản ùn ứ, không thể trách nông dân'
- Doanh nghiệp và cơ quan nhà nước: Sao vẫn khó tìm tiếng nói chung?
- Nửa tháng, thép giảm giá 3 lần
- 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,2%
- Besra đào vàng, nợ thuế: Chờ báo cáo, không ai sai?
- Dự án lọc dầu hết hấp dẫn?
chung cư cao cấp Phúc Yên Prosper Phố Đông được phát triển bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Minh Hưng công viên dọc sông kiểu Châu Âu phù hợp đầu tư. bán căn hộ Phúc Yên Prosper...
Phúc Yên Prosper Phố Đông Khu căn...