Chủ đề: Doanh nghiệp nhập khẩu "ăn xổi"?
-
10-19-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Doanh nghiệp nhập khẩu "ăn xổi"?
Do hám lợi trước mắt nên hàng ngoại chất lượng kém, giá rẻ vẫn được doanh nghiệp nhập ồ ạt, bán phá giá. Rất nhiều hệ lụy xấu cho ngành sản xuất trong nước và an toàn người tiêu dùng từ tình trạng này. Để chấm dứt kiểu nhập khẩu 'ăn xổi ở thì', cơ quan quản lý nên sớm dùng công cụ mạnh tay.
Số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho biết nhập siêu của cả nước trong 9 tháng 2015 đã tăng vọt lên 4,03 tỷ USD, bằng 3,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước. Còn theo Bộ Công Thương, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước tăng cao hơn so với cùng kỳ, từ đầu năm đến nay đã lên gần 51,3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 41,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Hám lợi trước mắt
Điều khắc nghiệt là không ít doanh nghiệp nhập khẩu 100% vốn trong nước vì hám lợi trước mắt đã tìm đủ mọi cách để nhập hàng giá rẻ, chất lượng kém để bán phá giá ngay trên sân nhà.
Câu chuyện doanh nghiệp đang nhập ào ạt phôi thép 'búng' crom, tôn thép giá rẻ từ Trung Quốc rồi bán phá giá, chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp nội đã phần nào phản ánh thực trạng này.
Nhưng đó vẫn chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm mang tên 'hàng ngoại giá rẻ' mà sở hữu là các doanh nghiệp nhập khẩu kiểu 'ăn xổi ở thì'.
Vụ việc các doanh nghiệp nội nhập thịt ngoại bán phá giá đến giờ vẫn còn nóng hổi.
Hôm 16/10, tại hội thảo 'Tác động của TPP và hội nhập kinh tế tới ngành chăn nuôi Việt Nam', ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương), tiếp tục tỏ ý chê trách sự vô trách nhiệm của một số doanh nghiệp nhập khẩu đùi gà Mỹ.
Từ cuối năm 2014, Mỹ đã thông báo xuất hiện dịch cúm gà lớn, nhiều nước châu Á lập tức thông báo ngừng nhập khẩu thịt gà từ Mỹ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn ùn ùn nhập gà giá rẻ từ Mỹ chỉ với 20.000 đồng/kg.
Theo ông Ngô Chung Khanh, nhiều khả năng doanh nghiệp nhập khẩu trong nước có yếu tố gian lận thương mại và các doanh nghiệp đang phớt lờ yếu tố sức khỏe người dân để nhập ồ ạt.
Thực trạng vài năm nay cho thấy các loại hàng hóa tiêu dùng ngoại nhập giá rẻ, chất lượng trôi nổi đã tràn ngập các chợ, trung tâm bán sỉ hàng hóa ở khắp nơi, từ Hà Nội cho đến Tp.HCM.
Hàng trăm tấn rau củ quả có chứa chất độc hại từ Trung Quốc vẫn bày bán tràn lan. Nhiều mặt hàng gia dụng, đồ chơi trẻ em, quần áo may sẵn nhập khẩu giá rẻ, kém chất lượng, chứa độc tố vẫn được bán công khai.
Giá bán các loại hàng hóa này khá rẻ chỉ bằng một nửa hàng nội khiến cho doanh nghiệp trong nước điêu đứng. Hệ quả này từ đâu, nếu không phải từ sự tham lam của một số doanh nghiệp nhập khẩu và sự lỏng lẻo của cơ quan quản lý để gian lận thương mại còn đất sống?
Gánh nặng lâu dài
Các nhà phân tích kinh tế nhìn nhận, nếu doanh nghiệp trong nước tiếp tục nhập hàng giá rẻ, kém chất lượng hoặc dùng kỹ xảo để gian lận thương mại thì được cái lợi trước mắt, nhưng sẽ để lại gánh nặng lâu dài.
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy trong 9 tháng 2015, một số mặt hàng là nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất đều tăng mạnh so với năm ngoái như: sản phẩm từ chất dẻo 22,8%, sản phẩm từ giấy 32,4%, phôi thép 172%, sản phẩm điện tử, linh kiện 31%… đã dẫn chứng cho chuyện này.
PGs-Ts Đỗ Đức Định, Chủ tịch Hội đồng khoa học Trung tâm Nghiên cứu kinh tế – xã hội Việt Nam, cảnh báo rằng khi doanh nghiệp nhập hàng giá rẻ thì các ngành công nghiệp Việt Nam đang muốn phát triển sẽ chết.
Các doanh nghiệp làm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh, phụ kiện hoặc nguyên phụ liệu đã đầu tư dây chuyền sản xuất rồi giờ đang giật mình, lo sợ hàng hóa sản xuất ra không thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
Theo dự báo của Bộ Công Thương, nhập siêu trong năm 2015 sẽ vào khoảng 6 tỷ USD, bằng 3,6% kim ngạch xuất khẩu.
Nếu nhìn lại chuyện nhập siêu từ Trung Quốc cùng những bất cập của tình trạng nhập khẩu giá rẻ, mới thấy những bất cập còn tồn tại trong các bộ luật liên quan đến nhập khẩu.
Mới đây, trong cuộc họp tổng kết thực tiễn 10 năm triển khai Luật Thương mại 2005, bà Trần Đỗ Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương), cho rằng Luật này còn nhiều tồn tại, nhất là quản lý nhập khẩu còn lúng túng. Thêm vào đó, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng phức tạp, khó lường.
Những kẽ hở đang được doanh nghiệp nhập khẩu lợi dụng nhập hàng bán phá giá rõ ràng là bài toán hóc búa cho các cơ quan quản lý đi tìm lời giải. Để chấm dứt hoàn toàn là điều không dễ.
Muốn hạ mức nhập siêu, đặc biệt là chống nhập hàng bán phá giá, chất lượng kém, rất cần cơ quan quản lý sớm sử dụng các công cụ mạnh tay, nhất là tăng cường rà soát, cập nhật danh mục các mặt hàng không thiết yếu, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được, để có biện pháp kiểm soát nhập khẩu.
Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, cần kiểm soát chặt chẽ lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia láng giềng, trong đó chú trọng về các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh, an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm về chất lượng, an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu và lưu thông theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ người tiêu dùng và tạo hàng rào kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu cũng là một 'rào cản' để ngăn những doanh nghiệp nhập khẩu vô trách nhiệm.
Thế Vinh
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Thị trường mắc-ca đang ở đâu?
- Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM được tăng vốn điều lệ
- Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh doanh nghiệp về thương mại 2015
- Hơn 1,8 tỷ USD nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất
- Giá xăng nhập về Việt Nam đã giảm hơn 40%
- Nóng bỏng thị trường sữa chua
- Nhận hơn 10 lời chào mua, Big C Việt Nam được định giá 1,11 tỷ USD
- Vì sao sản xuất ethanol tại Việt Nam ‘thoi thóp’
- WB: GDP Việt Nam sẽ tăng chậm lại, nhưng vẫn trên mức 6% trong 3 năm tới
- Không phải vì thuế tự vệ, Chủ tịch VSA lên tiếng lý do giá thép tăng
Người mẫu webcam có thể hưởng lợi gì từ Lush 4? Lush 4 là một trong những thiết bị không dây phổ quát nhất dành cho người mẫu webcam, giúp nâng cao trải nghiệm và thu nhập đáng kể. Dưới đây là...
Tại sao Lush 4 lại là lựa chọn...