-
09-30-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Dệt may hội nhập: Cơ hội lắm, thách thức nhiều
Ngày 30/9, Tập đoàn dệt may Việt Nam đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Dệt may cơ hội và thách thức trong bối cảnh hội nhập”. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã tham dự và phát biểu tại tọa đàm.
Dệt may là ngành công nghiệp trọng điểm trong nền kinh tế đất nước, ngành hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp, tạo việc làm cho 2,5 triệu lao động. Dệt may cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2014 dệt may đóng góp 16,4% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương: Tạo định hướng cho ngành phát triển trong giai đoạn mới, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, năm 2014 Bộ Công Thương đã phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu xuất khẩu của ngành đến năm 2020 sẽ đạt 36-38 tỷ USD; đến năm 2030 đạt 64-67 tỷ USD. Khi phê duyệt quy hoạch ngành, Bộ Công Thương cũng đã tính đến sự tác động từ các hiệp định thương mại (FTA) Việt Nam đã và sẽ ký kết.
Cũng theo ông Phan Chí Dũng, các FTA sẽ giúp dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn vào các nền kinh tế lớn trên thế giới, mở rộng hơn nữa thị trường xuất khẩu; hội nhập sâu hơn vào thị trường tài chính thế giới và mở rộng cơ hội đầu tư; tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp và thúc đẩy công nghiệp phụ trợ phát triển. Tuy nhiên, ngành dệt may cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, như: Năng suất lao động thấp; công tác thiết kế, xây dựng thương hiệu còn hạn chế và đặc biệt vấn đề nguyên phụ liệu của ngành còn phụ thuộc vào nhập khẩu.
Nói về những vấn đề “nóng” ngành dệt may Việt Nam đang phải đối mặt, ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam thông tin: Các FTA đã thu hút nguồn vốn FDI lớn vào dệt may, 8 tháng đầu năm vốn nước ngoài đăng ký vào ngành lên tới 2,8 tỷ USD cao hơn của cả năm 2014 (2 tỷ USD). Cùng đó, khoảng 67% tỷ trọng xuất khẩu của ngành hiện thuộc về doanh nghiệp FDI, nếu không có đối sách phù hợp thì các doanh nghiệp FDI mới là đối tượng hưởng lợi chính từ FTA.
Một thách thức nữa đối với doanh nghiệp dệt may trong nước chính là chính sách lương tối thiểu. Nếu lương tối thiểu cứ tăng định kỳ hàng năm như hiện nay, kéo theo hàng loạt chi phí tăng như: Phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…doanh nghiệp sẽ không thể cầm cự được.
Ông Vũ Đức Giang ví dụ: Tổng công ty CP may Việt Tiến hiện có 10.000 lao động trực tiếp trả lương, năm 2015 công ty nộp 74 tỷ đồng tiền bảo hiểm. Sang năm 2016 doanh nghiệp trả lương theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương, cộng với tăng lương tối thiểu Việt Tiến phải đóng 173 tỷ đồng phí bảo hiểm. Đến năm 2018 theo Luật Bảo hiểm mới Việt Tiến phải đóng tới 407 tỷ đồng.
Phát biểu tại tọa đàm, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, dệt may là một trong những là ngành được hưởng lợi nhiều nhất các FTA đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành vượt qua khó khăn mặc dù ngân sách hạn hẹp nhưng Chính phủ, Bộ Công Thương đã đầu tư nhất định trong việc xây dựng cơ chế, chính sách; hỗ trợ cho thiết kế mẫu mã; đào tạo nhân lực; xúc tiến thương mại...cho ngành. Sự hỗ trợ này hoàn toàn phù hợp với cam kết quốc tế.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, thế giới hiện là thế giới phẳng, hội nhập sớm sẽ hưởng lợi sớm, tránh bị thiệt thòi trước đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, cùng với sự nỗ lực từ phía các cơ quan chức năng, doanh nghiệp ngành dệt may cũng tích cực tìm ra định hướng phát triển phù hợp, vượt qua khó khăn thách thức nhằm tận dụng cơ hội do các FTA và phát triển.
Việt Nga
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Sẽ công khai tình hình đầu tư vốn Nhà nước vào các doanh nghiệp
- VCCI công bố MEI 2014: Các Bộ, ngành tăng cường hiệu quả việc thực thi pháp luật
- Ấn Độ phê chuẩn sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam
- Cầu tăng, tổng mức bán lẻ tháng 7 tăng mạnh nhất trong 6 tháng
- “Ép” doanh nghiệp thay đổi
- Lương tối thiểu 2016 cao nhất 3,5 triệu đồng
- Bản tin kinh tế trong ngày 03/01/2016
- Chống chuyển giá: Cần hơn một “đội đặc nhiệm”!
- Nhu cầu ô tô của người Việt chững lại trong tháng đầu năm 2016
- Khủng hoảng tài chính, doanh nghiệp Hy Lạp khó chi trả cho bạn hàng VN
Bài văn khấn bốc bát hương bà cô ông mãnh và cách sắm lễ Bài văn khấn bốc bát hương bà cô ông mãnh, bài cúng thay bát hương mới phù hợp nhất. Bài văn khấn và cách sắm lễ bốc bát hương trong bài viết...
Bài văn khấn bốc bát hương bà cô...