-
09-19-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
“Sao chúng ta cứ ngồi chờ Chính phủ?”
Ý kiến chuyên gia đề cập việc tiếp cận các thông tin về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong bối cảnh Chính phủ các nước đã cam kết không tiết lộ nội dung đàm phán, như một ví dụ cho thấy các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong hội nhập.
“Muốn cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, chúng tôi đã tìm mọi cách để hỏi các quan chức Chính phủ nhiều nước thông tin về TPP, nhưng họ nói rằng họ không có quyền tiết lộ và cũng không có quyền suy đoán. Đây là cam kết của các nước tham gia đàm phán TPP”, chuyên gia kinh tế Bùi Văn nói tại Hội thảo Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới diễn ra ngày 18/9 tại TPHCM.
Ông Bùi Văn cũng là Giám đốc một kênh truyền hình chuyên về kinh tế-tài chính, chia sẻ thêm là ngay cả Quốc hội các nước cũng không thể “đòi” Chính phủ báo cáo về thông tin đàm phán TPP.
“Thế nhưng, các doanh nghiệp thì hoàn toàn có quyền suy đoán, với sự hỗ trợ của các tổ chức tư vấn. Chúng ta có thể suy đoán về TPP dựa trên “kiểu chơi” của Hoa Kỳ, người dẫn dắt TPP. Tại sao chúng ta cứ ngồi chờ Chính phủ?”, ông Bùi Văn đặt vấn đề.
Cơ hội từ đâu?
Câu chuyện nói trên cho thấy để hội nhập thành công thì không thể thiếu sự chủ động của các doanh nghiệp, bên cạnh vai trò cực kỳ quan trọng của Nhà nước trong việc kiến tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể phát huy sự sáng tạo.
Chia sẻ của ông Bùi Văn có thể khiến không ít đại biểu dự Hội thảo cảm thấy ngạc nhiên. Cho dù, chủ đề rất thời sự này, theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã được bàn thảo rất nhiều lần tại rất nhiều sự kiện.
Nhiều thông tin đã được các diễn giả chia sẻ với các doanh nghiệp, cùng với những lời khuyên thiết thực.
Cũng theo chia sẻ của vị Phó Viện trưởng, hiện Việt Nam đã tham gia đàm phán hoặc ký kết tổng cộng 15 hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng nhiều người mới chỉ biết đến 14. Hiệp định chưa được biết đến nhiều đang được ASEAN đàm phán với Hồng Kông (Trung Quốc). Đây đều là những FTA thế hệ mới, trong đó chất lượng cao nhất là FTA với Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.
Chia sẻ với hơn 150 đại biểu doanh nghiệp tham dự Hội thảo, ông Thành cho rằng có 3 điểm khiến các FTA này thực sự là chất lượng cao. Thứ nhất, tự do về hàng hóa, thương mại và đầu tư, theo cách tiếp cận “chọn bỏ”, tức là trừ vài lĩnh vực có hạn chế, còn lại được tự do. Thứ hai, các nước phải hài hòa hóa mọi chính sách, từ mua sắm công, đấu thầu, cạnh tranh, tiêu chuẩn lao động, tiêu chuẩn môi trường, sở hữu trí tuệ…, không còn chuyện chơi theo luật riêng. Thứ ba là giám sát xử lý tranh chấp rất chặt chẽ.
Điều đáng mừng, theo ông Thành, là quan điểm “được kinh doanh tất cả những gì luật không cấm” vốn rất phù hợp với các FTA đã được Chính phủ đề xuất Quốc hội đưa vào Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Điều thứ hai, cũng rất cần thiết nhưng khó làm hơn, là cải cách hành chính, thì Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh gia và sắp tới sẽ có Nghị quyết về xây dựng Chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin.
“Hội nhập có cái rất hay là sẽ biết thắng bại thật sự, biết năng lực thực sự của từng doanh nghiệp. Những gì phát triển nhờ sự bảo hộ hay đặc quyền sẽ không thể tồn tại, còn những gì mà chúng ta có lợi thế sẽ có cơ hội phát triển bùng nổ, ví dụ trồng trọt, thủy sản, dệt may, da giày, đồ gỗ… Cơ hội còn ở đâu? Đó là ngành logistic, như vừa qua riêng ở Hải Phòng đã có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới thành lập trong lĩnh vực này. Rồi dịch vụ, riêng một nhà máy của Samsung đã cần tới 2.000 người bảo vệ”, ông Thành chia sẻ.
Nhấn mạnh đến vai trò của sáng tạo và công nghệ, đặc biệt công nghệ xanh, ông Thành đưa ra hàng loạt ví dụ cho thấy công nghệ không nhất thiết phải là cái gì vĩ đại. Thùng rác mở bằng dậm chân, cái kéo riêng cho người thuận tay trái hay dùng giấy thay nilon vốn khó phân hủy để bọc tuýp kem đánh răng trong khách sạn…, những ý tưởng đơn giản đó có thể góp phần không ngờ vào sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cho rằng các doanh nghiệp không nên quá ngại cạnh tranh khi hội nhập, TS Võ Trí Thành nhắc lại việc doanh nghiệp Việt Nam “rất run” khi nghĩ đến chuyện đưa hàng vào Hoa Kỳ ở thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1995. Nhưng chỉ sau 1 năm nối lại giao thương, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Và sau 15 năm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào đây đã tăng gấp 30 lần. Có thể giá trị gia tăng chưa cao, nhưng ông Thành cho rằng đó vẫn là một bước tiến kỳ diệu. Và quan trọng hơn, dư địa cho các doanh nghiệp của chúng ta vẫn vô cùng lớn, bởi Việt Nam mới chỉ chiếm 1% kim ngạch xuất khẩu của thị trường này.
Không ai có thể làm thay
CEO Đặng Đức Thành, Chủ nhiệm Câu lạc bộ các nhà kinh tế, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tri thức doanh nghiệp quốc tế, cho biết ông đã tìm ra những điểm chung căn bản sau khi nghiên cứu 30 doanh nghiệp thành công của Việt Nam.
Ông nhắc tới trường hợp Vinamilk được cổ phần hóa năm 2004 với số vốn 1.500 tỷ đồng, nay phần vốn nhà nước tại công ty này được tin là có giá tới 2 tỷ USD (tương đương 40.000 tỷ đồng). Công ty Kinh Đô thành lập năm 1993 với số vốn 1,4 tỷ đồng và mới đây, họ bán một phần mảng kinh doanh bánh kẹo cho một nhà đầu tư Mỹ với giá 370 triệu USD.
“Bài học rút ra là gì khi chúng ta đang đối mặt với các FTA? Tôi thấy gom lại có 2 vấn đề. Một là chiến lược kinh doanh, có người thì không nghiên cứu đầy đủ thị trường nên ra chiến lược sai, có người lại không làm theo đúng chiến lược đã đề ra. Hai, là chiến lược vốn, tôi cho rằng cần niêm yết công khai toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, huy động vốn từ các cổ đông, thay vì sử dụng vốn vay quá nhiều”, ông Đặng Đức Thành chia sẻ.
Nói thêm về vấn đề này, TS Võ Trí Thành nói rằng hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam chưa lồng ghép vấn đề hội nhập vào chiến lược kinh doanh, chưa kể rất nhiều doanh nghiệp… chưa có chiến lược, trong khi hầu hết các công ty FDI tại Việt Nam đều có chiến lược gắn với sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015. Về vốn, so với nhiều nước, doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ thấp nhất về việc trích lợi luận để tái đầu tư.
Các diễn giả đều cho rằng, để tồn tại được, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải tự coi lại mình, tự thay đổi, tự vượt lên chính mình. “Khi tôi nuôi con cá basa hay khi làm cái cúc áo, TPP sẽ tác động thế nào? Không một Chính phủ nào trả lời được câu hỏi cụ thể như vậy. Ở đây cần vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, thay doanh nghiệp đi tìm thị trường, xây dựng chiến lược cho ngành”, ông Đặng Đức Thành nói.
Còn theo ông Võ Trí Thành, doanh nghiệp vào cổng thông tin của Bộ Công Thương hay các cơ quan nhà nước thì đều có khá đầy đủ thông tin về nội dung các hiệp định đã kết thúc đàm phán hay đã ký kết. “Nhưng vận dụng cụ thể để vượt lên chính mình là yếu tố quyết định nhất, không ai có thể làm thay”, ông Thành khẳng định.
Hà Chính
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Dệt may: Ngoại phình to, nội teo tóp
- Chủ tịch VCCI: Xu hướng manh mún gia tăng trong nền kinh tế Việt
- Tập đoàn Dầu khí ra 'tối hậu thư' cho nhà máy 7.200 tỷ đồng
- Xóa nợ cho doanh nghiệp Nhà nước không được phép thành tiền lệ
- AVC: Sân bay thu 236 tỷ đồng từ phí giữ xe
- Giữa hai kỳ điều chỉnh giá, quỹ BOG của Petrolimex tăng 110 tỷ đồng
- Cuộc chơi tỷ đô với Mỹ: Đẳng cấp và khổ ải
- Việt Nam xuất siêu trở lại trong tháng điều chỉnh tỷ giá
- Việt Nam hay nói “chạy thi với thế giới”, nhưng lại toàn “nhìn xuống chân mình”
- Bản tin kinh tế trong ngày 21/01/2016
Khu căn hộ cao cấp D-Homme đầu tư bởi Công ty TNHH MTV Đầu tư DHA cuộc sống 5 sao hợp phong thủy gần trạm metro. D-Homme cuộc sống 5 sao góc view rộng căn hộ view đẹp. Khu chung cư cao cấp dịch vụ...
Căn hộ chung cư D-Homme sống năng...