-
09-17-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thị trường mới nổi gặp khó với FED, trừ Việt Nam và Trung Âu
Sáng sớm ngày 18/9 theo giờ Việt Nam, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ công bố quyết định liệu có tăng lãi suất hay không. Ảnh hưởng từ quyết định này của FED là khá rộng, đặc biệt với những nền kinh tế mới nổi vốn đã hưởng lợi từ chính sách nởi lỏng tiền tệ của Mỹ trước đó.
Rủi ro thoái vốn
Trong những năm gần đây, các nền kinh tế mới nổi từ Nam Phi cho đến Mexico đã hưởng lợi lớn từ dòng vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước. Khi mức lãi suất của Mỹ gần 0%, các nhà đầu tư quốc tế đã tìm kiếm những thị trường có lãi suất cao hơn cũng như các nền kinh tế tốt để đầu tư. Nhưng tình hình hiện nay đang dần đảo chiều.
Các quốc gia mới nổi hiện nay đang phải gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế cũng như chịu ảnh hưởng từ giá hàng hóa suy giảm. Điều này đã làm gia tăng lo ngại của các chuyên gia về khả năng thoái vốn của các dòng tiền đầu tư, đặc biệt là tại những nước có vấn đề lớn trong nền tảng kinh tế.
Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết các dòng vốn đã bắt đầu rút khỏi những thị trường mới nổi. Số liệu trong tháng 8/2015 cho thấy các nhà đầu tư đã rút ròng 8,7 tỷ USD khỏi chứng khoán của các quốc gia mới nổi, mức thoái vốn mạnh nhất kể từ giữa năm 2013.
Khi FED tuyên bố chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng (QE) vào năm 2013, dòng vốn nước ngoài đã rút mạnh khỏi các nước mới nổi. Những nền kinh tế có nền tảng yếu, như thâm hụt ngân sách hay tài khoản vãng lai ở mức cao, là những nước chịu thiệt hại nặng nhất.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo về tính rủi ro của các dòng vốn nếu nhà đầu tư ngày càng đòi hỏi mức lợi suất cao hơn hay đẩy giá trái phiếu dài hạn lên cao.
Điểm sáng Việt Nam
Tuy nhiên, các thị trường mới nổi có những vấn đề riêng cần giải quyết không giống nhau, và nhiều nước có điều kiện thuận lợi hơn những quốc gia khác. Indonesia và Malaysia là 2 nước gặp rắc rối khi nhu cầu đối với hàng hóa của các nước này giảm mạnh. Trong khi đó, Phillipin và Ấn Độ lại có lợi thế khi tiêu dùng trong nước khá mạnh, qua đó giảm áp lực từ bên ngoài đối với nền kinh tế. Điều này được phản ánh qua dự đoán tăng trưởng GDP năm 2015 của 2 nước tương ứng là 5,6% và 7,4%.
Đặc biệt, theo hãng tin Bloomberg, trong khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc còn Nga đang gặp rắc rối thì nhà đầu tư nên tìm kiếm cơ hội tại các thị trường nhỏ hơn như Việt Nam hay những nước Trung Âu như Hungary, Romania, Phần Lan hay Cộng hòa Séc. Các nền kinh tế này đều là những quốc gia nhập khẩu dầu nên hưởng lợi lớn từ việc giá dầu thế giới giảm mạnh.
Số liệu của Bloomberg cho thấy 5 nền kinh tế trên có mức tăng trưởng cao hơn mức bình quân trong 5 năm qua. Tăng trưởng kinh tế của những nước Trung Âu trên đã vượt qua khu vực Eurozone trong 7 quý liên tiếp. Đối với những thị trường mới nổi còn lại, tăng trưởng GDP trong 12 tháng qua chậm hơn rất nhiều so với mức bình quân từ năm 2010.
Hãng Capital Economist nhận định rằng ít nhất có một vài nền kinh tế mới nổi có tăng trưởng tốt trong tình hình nhiều biến động hiện nay. Giá nhập khẩu hàng hóa giảm đã ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của người dân các nước này, đồng thời kiềm chế tỷ lệ lạm phát và thúc đẩy chi tiêu.
Bên cạnh đó, việc FED tăng lãi suất cũng thúc đẩy những lo ngại về khả năng thanh toán nợ cũng như hoàn thành hợp đồng nhập khẩu của các nước mới nổi. Theo hãng tin CNBC, tỷ suất dự trữ ngoại hối so với dư nợ ngoại tệ và tổng kim ngạch nhập khẩu cho thấy Trung Quốc và Phillipin có khả năng chịu đựng tốt hơn nếu thị trường có biến động mạnh sau quyết định của FED.
Rủi ro trả nợ ngoại tệ
Trong khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc còn giá hàng hóa đi xuống, nhiều công ty tại các thị trường mới nổi đang vô cùng lo lắng trước quyết định của FED. Nguyên nhân là các công ty này đã tích cực vay nợ bằng ngoại tệ để hưởng mức lãi suất gần 0% của Mỹ.
Ngoài ra, khả năng thắt chặt chính sách tiền tệ của FED cũng có thể khiến đồng tiền các nước mới nổi, vốn đang biến động trong thời gian gần đây, giảm giá mạnh. Điều này càng gia tăng rủi ro thanh toán nợ tại các quốc gia mới nổi và làm tồi tệ hơn tình hình kinh tế không mấy sáng sủa ở một số nước.
Việc Trung Quốc phá giá Nhân dân tệ và những biến động chính trị tại Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến đồng tiền các nước mới nổi chao đảo. Các nước Romania, Hungary, Séc và Phần Lan là một trong số ít những quốc gia có đồng tiền ít chịu ảnh hưởng nhất.
Theo Financial Times, chỉ có một phần nhỏ các công ty tại nước mới nổi đưa điều kiện bảo hiểm khi đồng USD tăng giá vào hợp đồng vay nợ và điều này càng làm các chuyên gia lo lắng. Hơn nữa, dự trữ ngoại hối mà các nước mới nổi tạo dựng trong 10 năm qua có khả năng bị xói mòn trước tình hình các doanh nghiệp đổi ngoại tệ để trả nợ.
Một báo cáo của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy 1/4 các khoản nợ ngoại tệ đến từ những thị trường mới nổi và hấu hết trong số đó là nhằm mục đích đầu cơ hưởng chênh lệch lãi suất. Những doanh nghiệp này vay vốn nước ngoài với lãi suất thấp và đầu tư vào tài sản trong nước với lãi suất cao hơn.
Theo ngân hàng UBS, khi những dòng vốn cho vay trên đột ngột chấm dứt, các doanh nghiệp này sẽ phải thanh toán một khoản nợ khổng lồ trong khi điều kiện vay vốn bất ngờ trở nên khó khăn hơn trước. Điều này đồng nghĩa với việc các công cụ tài chính, như đảo nợ, sẽ khó thực hiện hơn, qua đó làm gia tăng rủi ro trả nợ bằng ngoại tệ.
Không đồng ý với quan điểm trên, Giám đốc nghiên cứu Jan Dehn của Ashmore cho rằng lo ngại về trả nợ bằng ngoại tệ tại các nước mới nổi đã bị thổi phồng. Ông cho rằng những doanh nghiệp vay nợ trên đều là những công ty chuyên nghiệp trên thị trường tài chính nên họ biết rõ mình đang làm gì. Hơn nữa, phần lớn các công ty này đều có doanh thu bằng ngoại tệ hay đồng USD nên việc thanh toán nợ chưa chắc đã là rủi ro lớn.
Mặc dù vậy, một số dự đoán bi quan nhất cho thấy sau biến động mạnh của thị trường tiền tệ mới nổi khi Nhân dân tệ bị phá giá, dù FED chỉ nâng lãi suất rất ít nhưng cũng đủ để tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Giám đốc nghiên cứu Hyun Song Shin của BIS cho rằng riêng khả năng FED tăng lãi suất cũng đã tác động đến các nền kinh tế mới nổi. Thậm chí, những nước có dự trữ ngoại hối lớn cũng khó thoát khỏi giảm tốc kinh tế khi Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ. Rõ ràng, tăng trưởng giảm tốc là điều đang xảy ra tại các quốc gia mới nổi, dù FED có nâng lãi suất trong tuần này hay không.
Hoàng Nam
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Nâng tỷ giá nhân dân tệ chưa ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam
- Áp thuế tiêu thụ đặc biệt kiểu mới với ôtô nhập khẩu từ 2016
- Toàn cảnh kinh tế nửa đầu năm 2015
- Chính phủ lo được nguồn tăng lương từ 1/5/2016
- Nhập siêu từ Trung Quốc rất nghiêm trọng!
- Doanh nghiệp với TPP: Dệt may chờ bùng nổ
- Xăng tăng giá hơn 600 đồng một lít
- Mất tiền tỉ vì kiểm tra chuyên ngành
- Sắp có thêm vài tỷ đô vốn FDI mới đổ vào Việt Nam
- Mất vốn, K+ nguy cơ bị DN Pháp thâu tóm
Căn hộ Saigon Gateway đầu tư bởi Công ty CP BĐS Hiệp Phú tiêu chuẩn 5 sao cây xanh rộng quản lý chuyên nghiệp. Saigon Gateway giagocchudautu.com tiêu chuẩn 5 sao đậm phong cách nằm trục đường chính....
Chung cư cao cấp Saigon Gateway...