Việt Nam đang trở thành niềm hy vọng lớn trong giao dịch thương mại Châu Á khi các quốc gia láng giềng tiếp tục gặp nhiều khó khăn.



Tại Tuần Tài chính Thương mại Châu Á được tổ chức ở Singapore, các chuyên gia đều đánh giá Việt Nam là một thị trường đang trong quá trình chuyển mình và kỳ vọng những cải cách tại Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện.



Chuyên giá kinh tế trưởng Rajiv Biswas tại Châu Á Thái Bình Dương của HIS nhận định chính phủ Việt Nam đã thành công trong chính sách cải cách ngành xuất khẩu kể từ năm 2011. Thị trường Việt Nam đã cở mở hơn với các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó xây dựng nhiều khu nhà máy của các công ty nước ngoài như Cisco hay Samsung trong những năm gần đây.



Xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 13% bất chấp tình hình xuất khẩu suy giảm trong khu vực. Trong đó, xuất khẩu thiết bị điện tử tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2014, ngành xuất khẩu đóng góp 33 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.



Trước đây, các chuyên gia lo ngại rằng kinh tế Việt Nam quá phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hóa, như nông sản hay khoáng sản. Tuy nhiên, những cải cách gần đây đã khiến kinh tế Việt Nam trở nên cân bằng và chính phủ dự kiến sẽ tiếp tục những cải cách này trong tương lai.



Việt Nam là một thành viên trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Giám đốc Stephen Capon khu vực Châu Á Thái Bình Dương của hãng bảo hiểm Ace cho biết, công ty của ông là một trong số những doanh nghiệp hoạt động tích cực nhất khi vận động hành lang để chính phủ Mỹ thông qua TPP. Vì vậy, ông khá chắc chắn rằng thỏa thuận trên sẽ sớm được hoàn tất.



Chuyên gia Santosh Pokharel của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nói rằng Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong số 12 thành viên của TPP. Theo ông Pokharel, ngành dệt may của Việt Nam khá sôi động và có thị trường chính là Mỹ. Do đó, khi hiệp định TPP dỡ bỏ các hàng rào thuế quan vào thị trường Mỹ, lĩnh vực này sẽ nhận được nhiều lợi ích to lớn.



Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tham gia đàm phàn nhiều hiệp định thương mại tự do, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), bao gồm Trung Quốc và ASEAN. Việt Nam cũng đã đạt được thỏa thuận cơ bản về tự do thương mại với Liên minh Châu Âu (EU), qua đó khiến hàng hóa Việt Nam được miễn thuế khi vào thị trường này.



Công Trí












Theo stockbiz.vn