-
08-16-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Thị trường bán lẻ: Không thể “9 bỏ làm 10”!
Khi các nhà bán lẻ nước ngoài như Nhật, Thái Lan, Mỹ… tích cực bành trướng tại thị trường VN thì các DN Việt lại đánh mất khách hàng bởi những lý do rất giản đơn.
Phải thừa nhận rằng, thị trường bán lẻ ở VN rất có sức hấp dẫn nên sự mua bán, sáp nhập, đổi chủ mới diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Ví dụ như: Vingroup mua Ocean Mart, Aeon của Nhật đầu tư vào Citimart và Fivimart, Tập đoàn Thái Lan mua cổ phần Nguyễn Kim và Metro… Trong năm 2014, hoạt động mua bán, sáp nhập chủ yếu trong 2 lĩnh vực: tài chính ngân hàng và lĩnh vực bán lẻ. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ chiếm 36% tổng giá trị các thương vụ.
Hiện nay, 80% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh đến từ kênh thương mại truyền thống. Với khoảng 1.300 chợ, 724 siêu thị, 132 trung tâm thương mại (năm 2013). Sự bùng nổ phát triển của các loại hình hiện đại tại VN cùng với sự tham gia của các nhà bán lẻ trên thế giới như Aeon và Metro Cash & Carry phản ánh mức độ hội nhập kinh tế quốc tế sâu sắc của VN.
Việc thâu tóm của các tập đoàn tài chính đối với các nhà bán lẻ VN vì 2 nguyên nhân: Thứ nhất, với dân số trẻ, sức mua ở Việt Nam sẽ tăng lên, đây là một thị trường đầy tiềm năng và những nhà nước ngoài họ đủ sức để chờ đợi một vài năm nữa khi thị trường đủ “chín”. Thứ hai, là xu thế thâu tóm, thể hiện cấu trúc chuỗi cung ứng đã thay đổi. Trước đây nhà sản xuất mang hàng bán cho nhà phân phối nhưng bây giờ họ có thể thâu tóm cả chuỗi cung ứng từ đầu vào nguyên liệu đến khâu sản xuất, vận tải, phân phối. Đây là cách các nhà phân phối làm chủ thị trường, không bị phụ thuộc vào sự “đỏng đảnh” của các nhà phân phối.
Tuy nhiên, khi các nhà bán lẻ nước ngoài đổ bộ, tìm cách bành trướng vào VN, câu chuyện không chỉ đơn giản là việc thay tên, đổi chủ mà còn kéo theo nhiều hệ lụy. Hàng VN sẽ trở nên yếu thế, khó để vào những siêu thị, khó tiêu thụ ở những kênh hiện đại và chỉ còn trông chờ vào những thị trường bán lẻ truyền thống hoặc những kênh khác, tác động đến sản xuất trong nước.
Bên cạnh đó, đằng sau những vụ thâu tóm sẽ kéo theo nhiều vấn đề khác như thay đổi mô hình kinh doanh, cách thức kinh doanh, thay đổi hành vi mua hàng của khách hàng, thay đổi chuỗi cung ứng, sản xuất. Nhiều siêu thị ở nước ngoài đang có hướng chung là bán các nhãn hàng riêng của siêu thị. Tại VN đã bắt đầu xuất hiện ở siêu thị BigC. Đặc biệt càng thách thức lớn từ thị trường bán lẻ VN khi nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết trong năm nay sẽ khiến tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập vào thị trường VN nhiều hơn thông qua các hình thức như đầu tư trực tiếp, mua bán, sáp nhập. Nó sẽ làm thay đổi toàn bộ cấu trúc thị trường bán lẻ trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như thế, nguy cơ bị thâu tóm ngày càng cao thì các DN Việt phải thay đổi để cứu lấy mình, phải có sức ép để các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, còn “9 bỏ làm 10”, “dễ dãi” với nhau thì rất khó phát triển.
Phạm Thanh Tùng - Giám đốc Phát triển Kinh doanh Tập đoàn Hoa Sao
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Đức hỗ trợ 6,9 triệu euro mở rộng quy mô điện gió tại Việt Nam
- Nhiều dòng xe tăng giá từ 1/1/2016 vì… thuế tiêu thụ đặc biệt
- Bản tin kinh tế trong ngày 18/09/2015
- Quý I/2016: Thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN đạt 9,74 tỷ USD
- “Đại gia” đổ tiền lên Tây Nguyên
- Hậu phá giá đồng NDT: Gạo Việt xuất khẩu bị ép giá
- Mỹ chuyển hướng đầu tư mạnh, Việt Nam đón thế nào?
- Sau điều chỉnh giá, quỹ bình ổn của Petrolimex cộng thêm 90 tỷ đồng
- Phó thủ tướng: Năng lực cạnh tranh Việt Nam sẽ thuộc hàng dẫn đầu ASEAN
- HSBC: Không cẩn thận, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp
Dự án căn hộ Roxana Plaza Bình Dương xây dựng bởi Cty Cổ phần NAVILAND không gian hợp nhất đẹp tự nhiên bức tranh sống động. bán căn hộ Roxana Plaza Bình Dương không gian hợp nhất sống năng động...
Khu căn hộ chung cự Roxana Plaza...