-
08-12-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Doanh nghiệp không muốn lớn vì ngại thanh tra thuế?
52% doanh nghiệp (DN) cho biết phải đón tiếp các đoàn thanh tra thuế trong năm 2014. Trong đó cao nhất là nhóm DN có vốn từ 50-100 tỷ đồng (62%) và nhóm DN lớn có vốn trên 100 tỷ đồng (61%).
Là người phát biểu cuối cùng trong hội thảo Công bố cải cách thủ tục hành chính thuế ngày 11/8, ông Trương Đình Vấn, Phó giám đốc Công ty dệt may Châu Giang lặn lội từ tỉnh Hà Nam ra Hà Nội để bày tỏ bức xúc về trường hợp của công ty ông. Ông Vấn cho hay, công ty mới nhận được kết luận Kiểm toán Nhà nước về kiểm tra thu chi ngân sách tỉnh Hà Nam trong hai năm 2013 và 2014 có nêu Công ty Châu Giang chưa nộp thuế nhà thầu đối với hai lô hàng nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2012. “Khi nhận được kết luận này, chúng tôi giật mình”, ông Vấn nói và cho biết, hàng năm Cục thuế đều có kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thuế tại công ty nhưng không phát hiện bất cứ vấn đề nào, cũng không có bất cứ nhắc nhở hay lưu ý nào về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN.
Ông Vấn cũng cho biết: “Sau khi thanh tra, Cục thuế Hà Nam ra quyết định truy thu thuế hơn 1 tỷ đồng đối với hai lô hàng nhập khẩu nói trên nhưng không quyết định phạt chậm nộp”, lãnh đạo DN này thông tin thêm với Báo Giao thông. Điều khiến lãnh đạo DN này bức xúc là “đội ngũ công chức ngành thuế còn rất nhiều yếu kém về chuyên môn” và ngành thuế phải đồng hành cùng DN, cập nhật thông tin chính sách thuế mới tới các DN chứ không phải chỉ làm mỗi việc là đi thu thuế.
Một vấn đề gây bức xúc khác là công tác thanh tra thuế. Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết 25% DN cho biết nội dung thanh tra thường chồng chéo, trùng lặp và 31% DN cho biết thanh tra có xu hướng áp dụng khoản bất lợi cho họ. Báo cáo cũng cho biết số lượng các DN lớn thường phải đón tiếp các đoàn thanh tra nhiều hơn. Do đó, đại diện đơn vị tài trợ khảo sát là Công ty tài chính quốc tế (IFC) đặt vấn đề có phải chính vì ngại việc bị thanh tra quá nhiều nên các DN không chịu lớn lên?
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn lý giải đây có thể là do tư duy truyền thống của cán bộ thuế theo lối người nào làm nhiều thì sai sót nhiều và ngành thuế sẽ có nhiều số thu. Từ đó dẫn tới đối tượng bị chọn thanh tra cũng thường là các DN lớn do có nhiều giao dịch, doanh thu lớn, khả năng sai sót cao. Thứ trưởng cũng cho biết, ngành thuế phải chuyển sang quản lý theo phương pháp rủi ro trên cơ sở xây dựng dữ liệu hơn 500 nghìn DN. Từ đó đánh giá đối tượng nào có nhiều rủi ro thì sẽ tập trung công tác thanh tra. “Phương pháp này cũng phải áp dụng ngay từ năm 2015 chứ không thể thanh kiểm tra theo cảm tính”, Thứ trưởng Tuấn nói. Ông Tuấn cũng cho biết, thanh tra, kiểm tra đang là một trong ba “cái chưa được của ngành thuế”, cùng với hoàn thuế và giải quyết vướng mắc của người nộp thuế. Trong năm nay ngành thuế sẽ có biện pháp khắc phục từng bước ba điểm này.
Liên quan tới việc DN phải “lót tay” cho cán bộ thuế, Thứ trưởng Tuấn cho biết cần phải giải quyết vấn đề phẩm chất, năng lực cán bộ thuế từ thể chế, chính sách. Đó là hạn chế tối đa khả năng tiếp xúc của cán bộ thuế với người nộp thuế bằng cách triển khai kê khai, nộp và giải quyết các thắc mắc qua điện tử.
Cao Sơn
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Grant Thorton: VN vẫn khó thu hút DN thực phẩm, đồ uống
- WB: TPP sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 30%
- Xuất khẩu xi măng “lao dốc”
- Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về thị trường xuất khẩu gỗ hợp pháp
- S&P: Bữa tiệc của Việt Nam mới chỉ bắt đầu
- Xuất khẩu sắn đạt hơn 1 tỷ USD
- Nuôi cá giữa biển khơi, mở nguồn thu tỷ USD
- Bản tin kinh tế trong ngày 16/11/2015
- Vietnam Airlines đạt doanh thu gần 52.500 tỷ đồng trong chín tháng
- Hai ngày tới, giá xăng có thể giảm 500 đồng/lít
Trong khi nhiều người cho rằng trò chơi điện tử chỉ làm người chơi xa rời cuộc sống thực tế và giảm khả năng giao tiếp xã hội, thì thực tế lại không phải như vậy. Ngược lại, các trò chơi điện tử, đặc...
Những lợi ích bất ngờ của việc...