-
08-07-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Xăng giảm 800 đồng/lít: Doanh nghiệp vẫn lãi to?
Giá xăng thế giới là 64 USD, trong nước giảm 816 đồng, các DN kinh doanh xăng dầu vẫn lãi khoảng 900 ngàn đồng/lít.
TS Nguyễn Hồng Nga - Phó trưởng khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) nhận định.
Ngày 4/8, Liên bộ Công thương - Tài chính yêu cầu giữ nguyên mức trích quỹ bình ổn nhưng giảm giá bán lẻ xăng dầu. Cụ thể, giá xăng Ron 92 và xăng sinh học E5 là 816 đồng/lít, trong khi mức giảm đối với dầu diesel 0,05S là 819 đồng/lít (giá bán lẻ là 19.300 đồng một lít). Đợt giảm giá này là do giá thế giới đã giảm khá mạnh trong vòng 15 ngày qua.
Theo ông Nga, mức giảm giá này là quá ít. 'Tính toán một cách đơn giản thì khi giá xăng thế giới là 64 USD, thì việc giảm giá 816 đồng, các DN kinh doanh xăng dầu vẫn lãi khoản 900 ngàn đồng một lít. Trong khi giá thế giới giảm từ 64 USD còn 47 USD, nếu giảm theo đúng giá thế giới thì giá xăng ở VN hiện nay không quá 17 ngàn đồng một lít. Như vậy, giảm 816 đồng/lít là quá ít', ông Nga nói.
Vị chuyên gia cũng chỉ ra điều bất hợp lý trong điều hành xăng dầu hiện nay. 'Tại sao giá thế giới giảm mạnh mà các DN chỉ đợi đúng 15 ngày theo điều 38 của nghị định 83?.'
Việc kinh doanh xăng dầu cũng như kinh doanh các hàng hóa khác trong nền kinh tế, có lúc lãi, lúc hòa vốn. Do vậy giá thấp các DN bị thiệt thòi đôi chút nhưng vẫn có lợi nhuận và hơn nữa khi kinh doanh xăng dầu không có khái niệm hàng tồn kho hoặc khó tiêu thụ. Lúc giá thế giới tăng thì lãi rất lớn do chênh lệch giá thế giới đã nhập thấp và bán theo giá thế giới đã lên cao.
Trong khi, giá thế giới giảm các doanh nghiệp xăng dầu liên tục tăng chiết khấu để thu hút đại lý lấy hàng. Đã rất nhiều lần ghi nhận hiện tượng, trong khi giá xăng dầu thế giới giảm sâu, giá trong nước đứng im hoặc giảm nhỏ giọt, các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đều liên tiếp tăng chiết khấu cho đại lý, đạt tới mức trên dưới 1000 đồng/lít. Ông Nga nói thẳng đây là 'hiện tượng bất thường'.
Bất thường
PV:- Ông có thể giải thích cụ thể hơn 'hiện tượng bất thường' như ông đang nói?
TS Nguyễn Hồng Nga: Theo qui định của Bộ Tài chính thì mức chiết khấu cho các DN kinh doanh xăng dầu là khoảng 600 đồng. Việc các DN đầu mối tăng chiết khấu cho các đại lý vì pháp luật không cấm làm điều này. Tuy nhiên là quá cao so với mức bình quân là 600 đồng. Do vậy để ngăn cản các DN tăng mức chiết khẩu cần có chính sách trần chiết khấu.
Thực chất việc tăng chiết khấu cho các đại lý là một việc làm không vi phạm pháp luật, nhưng dưới góc độ kinh tế thì điều này là bất thường. Một mặt giá xăng không giảm theo giá thế giới. Thứ nữa là các doanh nghiệp vẫn tăng được lợi nhuận vì các đầu mối cũng có 1 hệ thống bán lẻ rộng khắp trên thị trường.
Lấy ví dụ Petrolimex, họ chiếm khoảng 30% lượng bán lẻ trên thị trường, do vậy họ tăng chiết khấu lên 400 đồng 1 lít thì họ sẽ tăng được lợi nhuận khi giá thế giới giảm mà giá trong nước không thay đổi. Đây là cách lý luận không nghiêm túc của các DN đầu mối khi họ không giảm giá bán.
PV:- Thưa ông, Luật không cấm nghĩa là doanh nghiệp được làm. Nhưng tại sao việc làm 'không trái pháp luật' của doanh nghiệp xăng dầu lại không nhận được sự đồng thuận của dư luận và giới chuyên gia, thưa ông?
TS Nguyễn Hồng Nga: Dư luận phản ứng vì họ nghi ngờ có sự đồng thuận giữa DN đầu mối và đại lý bán lẻ khiến người dân chịu thiệt.
Thực ra sự đồng thuận hay “bắt tay” giữa các DN đầu mối và đại lý cũng là mối quan hệ kinh tế ràng buộc lẫn nhau, cả hai người cùng có lợi và các DN đầu mối chia sẻ rủi ro với các đại lý bán lẻ.
Việc dư luận nghi nghờ có sự thỏa thuận giữa DN đầu mối và đại lý là có cơ sở vì như trên tôi đã nói, pháp luật không cấm việc chi hoa hồng cao của các DN đầu mối. Trong một nền KTTT thường thì pháp luật sẽ hạn chế sự “bắt tay” hay câu kết của các DN và sẽ trừng phạt rất lớn về tài chính và làm giảm uy tín thương hiệu với sự thỏa thuận thao túng thị trường.
Hiển nhiên sự câu kết của DN đầu mối và đại lý sẽ làm cho các “thượng đế” bị thiệt thòi và pháp luật phải làm cho sự thiệt của người tiêu dùng là tối thiểu. Đây là một lỗ hổng thể chế mà các DN kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu sử dụng nhằm gia tăng lợi nhuận và hướng thiệt thòi cho người dân.
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Nhập siêu 200 triệu USD trong tháng đầu năm
- Bộ Kế hoạch & Đầu tư: Dự án tỷ đô dọc sông Hồng mới là ý tưởng
- Châu Âu thất vọng vì tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp vẫn đứng yên
- Việt Nam bước lên vị trí thứ 20 về tăng trưởng M&A toàn cầu
- Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa
- Nhiệm kỳ nhiều tâm tư của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh
- EU rà soát thuế chống bán phá giá sản phẩm giày mũ da Việt Nam
- FDI phân hoá mạnh: Tích cực hay đáng lo?
- TP.HCM: Trung bình có khoảng 90 doanh nghiệp “chết” mỗi ngày!
- Thủ đô Hà Nội xếp thứ 24 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2015
Việc quyết định sử dụng thuốc xịt Vimax hay bất kỳ sản phẩm hỗ trợ dục tình nào phụ thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe và đích của bạn. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn, dưới đây là phân tích...
Góc đàn ông. Thuốc xịt Vimax có...