-
08-03-2015, 07:00 AM #1
- Ngày tham gia
- Nov 2015
- Bài viết
- 0
Chỉ số PMI của Việt Nam tăng lên 52,6 điểm trong tháng 7
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong tháng 7, với sự gia tăng trong tốc độ tăng trưởng sản lượng cũng như đơn đặt hàng mới.
Do nhu cầu sản xuất tăng lên, các doanh nghiệp phải tăng số lượng công nhân cũng như các hoạt động mua hàng. Trong khi đó, giá đầu vào của các nhà máy đã giảm lần đầu tiên trong 3 tháng qua, còn các công ty vẫn tiếp tục giảm giá sản phầm bán ra.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Việt Nam đã tăng từ 52,2 điểm vào tháng 6/2015 lên 52,6 điểm cho tháng 7/2015.
Như vậy, điều kiện kinh doanh của ngành sản xuất của Việt Nam đã liên tục cải thiện trong 23 tháng qua.
Theo Markit Economic, sự cải thiện của ngành sản xuất chủ yếu là do tăng trưởng mạnh mẽ trong sản lượng sản xuất cũng như các đơn đặt hàng mới và số lượng việc làm.
Tổng số đơn đặt hàng mới tăng mạnh do nhu cầu khách hàng trong ngành gia tăng. Tuy nhiên, đơn đặt hàng xuất khẩu lại giảm tháng thứ 2 liên tiếp.
Nhờ đơn đặt hàng gia tăng, các doanh nghiệp thúc đẩy được các hoạt động sản xuất, qua đó kéo dài đà tăng trưởng của ngành. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng của hoạt động sản xuất trong tháng 7/2015 nhanh hơn và cao hơn so với các tháng trước đó.
Nhiều nhà máy đã nỗ lực giảm công việc tồn đọng trong tháng 7/2015, khiến lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó, thời gian giao hàng nhanh hơn cũng góp phần làm giảm lượng hàng thành phẩm tồn kho.
Bên cạnh đó, việc gia tăng hoạt động sản xuất đã khiến các nhà máy phải thuê thêm nhân công, giúp tỷ lệ việc làm tạo mới trong tháng 7 tăng nhanh hơn so với tháng 6/2015. Như vậy, các công ty sản xuất đã liên tục gia tăng tuyển thêm nhân công kể từ tháng 4/2015.
Các nhà máy sản xuất Việt Nam cũng gia tăng hoạt động mua đầu vào với tốc độ tăng kỷ lục. Ngược lại, tỷ lệ hàng tồn kho lại suy giảm do được sử dụng vào việc gia tăng sản xuất.
Giá đầu vào đã giảm lần đầu tiên trong 3 tháng qua do các nhà cung cấp hạ giá bán. Chi phí đầu vào giảm và áp lực cạnh tranh đã khiến các nhà sản xuất Việt Nam tiếp tục giảm giá bán sản phẩm. Giá các mặt hàng đầu ra của ngành sản xuất đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp.
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp cho ngành sản xuất đã kéo dài hơn so trong tháng 7, chủ yếu là do thiếu hụt nguyên vật liệu.
Hãng Markit Economic nhận định tốc độ tăng sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm tăng lên trong tháng 7 là một tín hiệu tích cực cho ngành sản xuất Việt Nam trước sự tăng trưởng chậm của những tháng trước đó, qua đó cho thấy lĩnh vực sản xuất đang duy trì đà phát triển mạnh từ quý II.
Các đơn đặt hàng xuất khẩu tiếp tục là vấn đề đối với ngành sản xuất Việt Nam khi giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Ngoài ra, Markit Economic cho rằng áp lực lạm phát hầu như đã không còn khi giá đầu vào giảm lần đầu tiên trong 3 tháng qua cùng với giá đầu ra của ngành.
Hoàng Nam
Theo stockbiz.vnView more random threads:
- Vinashin không ngại nhặt 'bạc cắc'
- Tháng 7: Sản lượng khai thác dầu thô và than đồng loạt giảm
- Vốn vay từ ADB sẽ dồi dào hơn
- HSBC: 2 rủi ro lớn nhất của Việt Nam đều xuất phát từ yếu tố chủ quan
- Đề xuất ngành thuế, chứng khoán có quyền điều tra hình sự
- Giá nhiệt điện sẽ tăng cao nếu phải nhập khẩu than
- Việt - Mỹ: Bật mí những cuộc thương thảo tỷ đô
- Niềm tin hồi phục, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 15,5%
- Hơn 3 triệu hộ kinh doanh biến đi đâu?
- Liên minh châu Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thâm nhập thị trường
Căn hộ Saigon Gateway đầu tư bởi Công ty CP BĐS Hiệp Phú tiêu chuẩn 5 sao cây xanh rộng quản lý chuyên nghiệp. Saigon Gateway giagocchudautu.com tiêu chuẩn 5 sao đậm phong cách nằm trục đường chính....
Chung cư cao cấp Saigon Gateway...